Cần ứng dụng và nâng cao nhận thức về mua sắm công xanh
Mua sắm công xanh là quá trình mà các cơ quan quản lý nhà nước tìm cách giảm tác động về môi trường của các hàng hóa và dịch vụ mua sắm trong suốt vòng đời của sản phẩm/dịch vụ, so với việc mua sắm những hàng hóa và dịch vụ khác có cùng chức năng theo cách thông thường.
Bởi vậy, Việt Nam cần ứng dụng và nâng cao nhận thức về mua sắm công bền vững.
Công cụ có lợi Chính sách và các hoạt động liên quan đến mua sắm công xanh đã được đưa vào thực tiễn trên toàn thế giới. Năm 2004, Hội đồng và Nghị viện Liên minh châu Âu đã ban hành chỉ thị hướng dẫn và điều phối các quy chế chung về mua sắm công áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh, nhằm tích hợp các tiêu chí bền vững về môi trường cùng các tiêu chí kinh tế khác.Không chỉ áp dụng thành công tại các quốc gia mới phát triển và đang phát triển, thực tế triển khai mua sắm công xanh tại các quốc gia cho thấy, mua sắm công xanh mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho bên mua và bên cung cấp, mà còn cho môi trường và toàn bộ nền kinh tế-xã hội.
Theo báo cáo mới nhất về mua sắm công bền vững của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Nhà nước chi trung bình 20-30% ngân sách hàng năm vào mua sắm công. Con số này có thể tăng lên tới 50% nếu bao gồm chi tiêu cho thi công.Trong bối cảnh nền kinh tế tái cơ cấu để hướng tới phát triển bền vững, ứng dụng mua sắm công bền vững sẽ có đóng góp to lớn tới những mục tiêu phát triển bền vững, bao gồm nâng cao chất lượng sản xuất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, an ninh và bình đẳng xã hội.
Ông Nguyễn Minh Cường, Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Môi trường cho biết, mua sắm công xanh là một công cụ có lợi cho cả bên mua và bên cung cấp nhằm thúc đẩy các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.Mua sắm công xanh giúp quản trị tốt hơn nhờ đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch và không phân biệt đối xử, tuân thủ chính sách quốc gia và các mục tiêu thỏa thuận quốc tế, pháp luật xã hội và môi trường, cải thiện quản lý nội bộ và lập kế hoạch, giám sát… sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Mua sắm công xanh giúp cải thiện môi trường nhờ quản lý môi trường tốt hơn và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.Mua sắm công xanh thúc đẩy tiến bộ xã hội nhờ thúc đẩy các điều kiện làm việc tốt nhất, giảm nghèo và tạo việc làm, trao quyền cho các nhóm có nguy cơ, thiểu số, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường năng lực về xã hội và lao động; cải thiện nền kinh tế nhờ khuyến khích các ngành sản xuất trong khu vực và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy đổi mới và cải tiến thị trường, chuyển giao kiến thức và công nghệ, khuyến khích tiêu dùng bền vững trong các ngành khác nhau.
Lợi ích môi trường thông qua việc giảm thiểu sử dụng nước và năng lượng; giảm thiểu chất thải từ quá trình sản xuất, đóng gói, phân phối và tiêu dùng; giảm thiểu các chất độc hại được sử dụng và được thải ra, tăng cường sử dụng tài nguyên địa phương. Mua sắm công xanh tại Việt Nam Theo Tổng cục Môi trường, những hoạt động nghiên cứu ban đầu về mua sắm công xanh tại Việt Nam cho thấy những nỗ lực của các cơ quan nhằm thực hiện mua sắm công bền vững là rất đáng ghi nhận, như Chương trình nhãn xanh Việt Nam, nhãn tiết kiệm năng lượng, dịch vụ du lịch bông sen xanh… Việt Nam đã và đang triển khai xây dựng và thực hiện hàng loạt các chính sách pháp luật và quy định về bảo vệ môi trường. Đồng thời Việt Nam cũng đã quan tâm đến vấn đề sản xuất và tiêu dùng bền vững, với những hoạt động đầu tiên liên quan đến sản xuất bền vững được khởi xướng từ những năm 90.Trong một nỗ lực nhằm tái cơ cấu nền kinh tế và hướng đến nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng tài nguyên và sức cạnh tranh, Việt Nam đã xây dựng và phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 2011-2020, ban hành các kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2011-2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng và tiết kiệm năng lượng 2006-2015.
Việt Nam đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2020 về phát triển bền vững, trong đó có những hoạt động ưu tiên thực hiện về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Nhiều tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ đa phương và song phương cũng cam kết sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện mua sắm công bền vững và xây dựng nhãn sinh thái. Nâng cao nhận thức Khi tiên phong mua sắm sản phẩm thân thiện môi trường sẽ góp phần giảm ô nhiễm, thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất thân thiện môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững.Tuy vậy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Văn Thức cho biết khi triển khai trong thực tế còn gặp khó khăn, vướng mắc về sự thiếu liên kết giữa các văn bản pháp luật, dẫn đến sự phối hợp lỏng lẻo giữa các cơ quan chủ quản; thiếu hướng dẫn cụ thể về mua sắm công xanh, thiếu các văn bản mang tính bắt buộc đối với thực hiện mua sắm công xanh.
Bên cạnh đó, nhận thức và năng lực của cán bộ mua sắm, đấu thầu về mua sắm công bền vững còn hạn chế; thiếu tài liệu hướng dẫn lồng ghép các tiêu chí bền vững vào quy trình đấu thầu.
Đặc biệt, nhận thức về những tác động tích cực của việc áp dụng mua sắm công bền vững của các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ phụ trách về mua sắm công, các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế.
Tổng cục Môi trường khuyến nghị tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, ban hành kế hoạch hành động quốc gia về mua sắm công xanh, thúc đẩy phát triển các chương trình nhãn sinh thái.Việc tổ chức các khóa đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước chịu trách nhiệm về mua sắm công là hết sức quan trọng và là ưu tiên trong khuôn khổ hợp tác quốc tế. Việc chia sẻ thông tin, kiến thức, bài học thực tiễn của các nước về mua sắm công xanh sẽ giúp ích cho việc triển khai mua sắm công xanh tại các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần thực hiện hiệu quả mua sắm công xanh tại Việt Nam.
Một số chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần rà soát các văn bản quy định về mua sắm công và các văn bản quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững để xây dựng một khung pháp lý về mua sắm công xanh, cũng như tích hợp các tiêu chí môi trường vào quy định mua sắm.Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường. Việc nâng cao nhận thức về mua sắm xanh là quan trọng, đặc biệt cho các cán bộ nhà nước về mua sắm công xanh.
Trong giai đoạn hiện nay, một số nhóm sản phẩm công xanh nên được ưu tiên áp dụng mua sắm tại các cơ quan nhà nước như các dịch vụ xây dựng, du lịch đáp ứng tiêu chuẩn kinh tế xanh về sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, thiết kế thích hợp điều kiện sinh thái, tính đến tác động của biến đổi khí hậu.Các phương tiện giao thông cơ giới mua bằng kinh phí công phải đạt các tiêu chuẩn khí thải, ưu tiên phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, các loại hàng hóa, sản phẩm được dán nhãn sinh thái, nhãn tiết kiệm năng lượng, hàng hóa có khả năng tái chế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất xanh thông qua mua sắm công bền vững
14:32' - 01/12/2017
Ngày 1/12, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường tổng kết dự án “Thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất sản phẩm xanh thông qua mua sắm công bền vững và nhãn sinh thái”.
-
Tài chính
Chi tiêu công hướng đến bền vững, hiệu quả và công bằng
14:56' - 03/10/2017
Ngày 3/10, đã diễn ra buổi công bố báo cáo “Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Chính sách tài khóa hướng đến bền vững, hiệu quả và công bằng” do Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana
07:44'
Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11, tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...