Chi tiêu công hướng đến bền vững, hiệu quả và công bằng
Mục tiêu của việc xây dựng báo cáo giúp Chính phủ có thêm căn cứ để xây dựng chính sách cũng như chương trình hành động một cách đúng đắn và hiệu quả, đặc biệt là xử lý tốt hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với giảm nghèo và hội nhập quốc tế.
“Giảm phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài”
Theo báo cáo trên, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới dẫn đến nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm; đồng thời làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài. Các khoản thu về tài nguyên, đất đai sau nhiều năm tăng ở mức cao đã giảm xuống cùng với việc thực hiện nhiều chính sách ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng dẫn đến tăng thu có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây. Hệ quả của các xu hướng trên dẫn đến dư địa tài khóa bị thu hẹp; bội chi ngân sách bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 lên đến 5,6% GDP (theo thông lệ quốc tế), cao hơn đáng kể so với các giai đoạn trước. Việc bội chi ngân sách kéo dài ở mức cao cũng làm tăng mức nợ công, rút ngắn kỳ hạn nợ và tăng gánh nặng trả nợ cho ngân sách; đồng thời làm dấy lên quan ngại về khả năng bền vững tài khóa trong trung hạn. Bên cạnh đó, tốc độ mở cửa và phân cấp nhanh chóng khiến cho việc quản lý kinh tế - tài chính trở nên phức tạp. Theo báo cáo, tốc độ tăng thu của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) tuy vẫn tích cực, nhưng đã chậm hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo đó, tỷ lệ thu từ ngân sách nhà nước so với GDP đã giảm từ 26,4% trong giai đoạn 2006 - 2010 xuống 23,4%.Nguyên nhân chủ yếu là do giảm thu từ dầu thô (từ 4,8% xuống 3%), từ hoạt động xuất nhập khẩu (5,5% xuống 4,2%) và các khoản thu về đất (2,5% xuống còn 1,7%). Mặc dù Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi hệ thống chính sách thuế theo hướng ít phụ thuộc hơn vào các nguồn bên ngoài (thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu). Tỷ lệ thu nội địa trên tổng thu tăng từ 52,3% (giai đoạn 2001 - 2005) lên đến 58,9% (giai đoạn 2006 - 2010) và 68% (giai đoạn 2011 - 2015).
Báo cáo cũng nhận định, tổng chi ngân sách nhà nước bao gồm cả chi từ nguồn trái phiếu - bình quân chiếm 29,2% GDP trong giai đoạn 2011 - 2015 so với 28,9% trong giai đoạn trước và ở mức cao so với khu vực và các quốc gia có mức phát triển tương đương. Cơ cấu chi thay đổi theo hướng chi thường xuyên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Tỷ lệ so sánh giữa chi thường xuyên và đầu tư là khoảng 70:30 trong giai đoạn 2011 - 2015 so với 63:37 của giai đoạn 2006 - 2010. Chi thường xuyên tăng lên và cao hơn mức tăng thu chủ yếu là do thực hiện các chính sách mới về an sinh xã hội, chi lương, phụ cấp và chi trả lãi các khoản vay. Qũy lương tăng nhanh, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách, chủ yếu do tăng lương cơ sở và tăng số lượng công chức, viên chức với tốc độ cao hơn tốc độ tăng dân số, đặc biệt ở cấp địa phương. Nếu so sánh với các nước trên thế giới, tỷ lệ chi lương cho công chức, viên chức của Việt Nam chưa quá cao, nhưng xu hướng chi lương tăng nhanh cho thấy cần phải thận trọng. Chi đầu tư, mặc dù giảm tỷ trọng trong tổng chi tiêu ngân sách Nhà nước (NSNN), nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với khu vực và thế giới. Còn nếu so với tổng đầu tư toàn xã hội, chi đầu tư từ NSNN chiếm 29,1% trong giai đoạn 2011 - 2015, tăng nhẹ so với mức 28,4% giai đoạn 2006 - 2010. Điều này cho thấy, đầu tư của Nhà nước vào hạ tầng công cộng vẫn tiếp tục được duy trì trong thời gian qua, chủ yếu do cơ sở hạ tầng đang ở mức thấp, chưa phát triển. Theo báo cáo, trong giai đoạn 2011 - 2015, chi đầu tư của địa phương chiếm khoảng 70% tổng chi đầu tư công và thuộc dạng cao nhất trong các quốc gia đang phát triển với mức trung bình khoảng gần 40%.Mặc dù sự chuyển dịch với kỳ vọng địa phương ngày càng trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tỷ trọng chi đầu tư của Trung ương giảm cũng gây quan ngại về mức độ đầu tư thích hợp cho cơ sở hạ tầng ở tầm quốc gia, bao gồm thông qua các dự án quan trọng của quốc gia, các dự án liên địa phương, đặc biệt trong bối cảnh liên kết vùng tại Việt Nam còn yếu.
Tăng huy động thu, tái cơ cấu và nâng cao hiệu suất chi tiêu Theo Bộ Tài chính, báo cáo này có phạm vi khá toàn diện, bao gồm 15 chương; trong đó gồm: 5 chương liên ngành, 5 chương chuyên ngành (cho 5 ngành chiếm gần 50% tổng chi NSNN), 5 địa phương (đại diện cho 2 nhóm các địa phương điều tiết ngân sách về Trung ương và các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương) cũng như đánh giá tổng quan với các nhận định và khuyến nghị bao trùm các chương. Những nhận định, đánh giá từ báo cáo sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp 3 câu hỏi lớn xuyên suốt 15 chương trong báo cáo. Đó là làm thế nào để tạo dư địa tài khóa đáp ứng các nhiệm vụ chi tiêu chính và đảm bảo bền vững tài khóa; làm thế nào để chi tiêu công ở cấp Trung ương và địa phương gắn kết với những ưu tiên của quốc gia và làm thế nào nâng cao trách nhiệm giải trình về kết quả để chi tiêu công đem lại hiệu quả cao nhất. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, nhằm đảm bảo bền vững về tài khóa, Quốc hội đã có Nghị quyết yêu cầu giảm thâm hụt ngân sách và đưa mức bội chi ngân sách cho cả giai đoạn 2016 - 2020 không quá 3,9% GDP và phấn đấu đến năm 2020 không quá 3,5% GDP. “Để đạt được những mục tiêu này, cần có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để tăng cường huy động thu, tái cơ cấu và nâng cao hiệu suất chi tiêu, sử dụng có hiệu quả các tài sản hiện có, quản lý nợ công và giám sát rủi ro tài khóa một cách chủ động hơn, cả ở cấp Trung ương và địa phương. Báo cáo đã đưa ra được các khuyến nghị cụ thể về các lựa chọn chính sách để thực hiện mục tiêu này” - Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết thêm. Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Văn phòng WB tại Việt Nam, đánh giá này được thực hiện vào thời điểm Việt Nam đứng trước những lựa chọn về chính sách tài khóa quan trọng. Ông cũng hy vọng báo cáo sẽ cung cấp những phân tích thiết thực cho Chính phủ và Quốc hội cân nhắc các kế hoạch, chính sách phát triển, tài chính và ngân sách trung hạn trong thời gian tới. Ông Ousmane Dione cho rằng, quá trình phối hợp đánh giá có ý nghĩa quan trọng không kém kết quả đánh giá. Bởi qua quá trình đánh giá, đối thoại liên tục giữa các bên, những nhận định và ý tưởng mới có thể được chuyển hóa thành hành động, chính sách và kết quả cụ thể. Báo cáo đã đưa ra 68 khuyến nghị chính, bao gồm: các biện pháp chính sách có thể được cân nhắc cho một chương trình củng cố tài khóa, đảm bảo bền vững tài khóa, nhưng ít ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thông qua duy trì mức độ chi tiêu hợp lý cho đầu tư phát triển và đảm bảo các mục tiêu xã hội.Các khuyến nghị về định hướng cơ cấu lại ngân sách ở mức độ nhất định cho phù hợp, bao gồm: phân bổ ngân sách giữa Trung ương và địa phương, giữa đầu tư và thường xuyên và giữa các lĩnh vực trong cùng một ngành.
Báo cáo cũng khuyến nghị các biện pháp nhằm đảm bảo kết quả cho sự phát triển tích cực của Việt Nam sẽ được phân phối công bằng và các biện pháp đảm bảo hỗ trợ thích hợp cho người nghèo và cận nghèo; đồng thời khuyến nghị cách tiếp cận theo lộ trình và các biện pháp tạo động lực phù hợp đối với những cải cách về thể chế quản lý tài chính công phức tạp cũng như cải thiện chính sách, khuôn khổ pháp lý và tăng cường năng lực quản lý./.Tin liên quan
-
Tài chính
Sẽ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách Nhà nước
18:39' - 29/09/2017
Từ tháng 10/2017, sẽ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc trên toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Nhà nước cho các bộ, ngành, địa phương
19:47' - 31/08/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước.
-
Tài chính
Quy định mới về phân bổ ngân sách Nhà nước cho khám sức khỏe và cai nghiện
17:51' - 13/08/2017
Từ ngày 1/9/2017, kinh phí hỗ trợ khám sức khỏe, cai nghiện của cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo, bố trí trong dự toán của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thâm hụt chi tiêu công của Chính phủ Anh cao thứ ba trong lịch sử
07:30'
Riêng trong tháng 10/2024, thâm hụt chi tiêu công của Anh là 17,4 tỷ bảng, cao hơn mức dự báo 12,3 tỷ bảng của các nhà kinh tế, tăng 1,6 tỷ bảng so với cùng thời điểm của năm ngoái.
-
Tài chính
Bitcoin phá ngưỡng 97.000 USD
15:27' - 21/11/2024
Giá bitcoin lần đầu tiên vượt mốc 97.000 USD trong bối cảnh lĩnh vực tài sản kỹ thuật số đang nỗ lực củng cố ảnh hưởng với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Tài chính
Kiểm soát chi thúc đẩy giải ngân vốn đầu công
15:04' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Nam Định yêu cầu kiểm soát chi tăng cường phối hợp với các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tập trung kiểm soát, thanh toán kịp thời với các dự án quy mô lớn, dự án trọng điểm của tỉnh
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục phi mã, lần đầu vượt mốc 95.000 USD
10:11' - 21/11/2024
Ngày 21/11, giá Bitcoin đã đạt mức cao kỷ lục mới, lần đầu tiên vượt mốc 95.000 USD, được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ nới lỏng quy định đối với tiền kỹ thuật số.
-
Tài chính
Khó thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp chây ỳ
09:14' - 21/11/2024
Cục Thuế tỉnh Tây Ninh cho biết, đến hết tháng 9/2024 tổng số tiền thuế nợ tại Cục Thuế tỉnh Tây Ninh trên 536,7 tỷ đồng, giảm 39,8 tỷ đồng so với thời điểm tháng 8/2024.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Thuế suất cao khiến thừa kế bất động sản trở thành gánh nặng
12:06' - 20/11/2024
Theo số liệu do Tổng cục Thuế Hàn Quốc công bố ngày 19/11, trong năm 2023, có 10.712 trường hợp người thừa kế bị đánh thuế có tuổi trên 80 tuổi, chiếm 53,7% tổng số trường hợp thừa kế trong cả nước.
-
Tài chính
Bitcoin lập đỉnh mới
10:31' - 20/11/2024
Ngày 19/11, Bitcoin đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD khi có thông tin cho biết công ty truyền thông của ông Trump đang thương lượng mua công ty giao dịch tiền điện tử Bakkt.
-
Tài chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành kho bạc
16:23' - 19/11/2024
Kho bạc Nhà nước Phú Thọ cho biết đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hoá các quy trình, hoạt động nghiệp vụ và quản trị nội bộ; gia tăng tiện ích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân giao dịch với kho bạc.
-
Tài chính
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công cuối năm
15:39' - 19/11/2024
Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nhằm mục đích sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất, để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế đất nước phồn vinh, thịnh vượng.