Canada và Mỹ ký thỏa thuận lịch sử trong lĩnh vực thám hiểm không gian vũ trụ
Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã ký Hiệp ước Gateway, một thỏa thuận lịch sử xác nhận sự tham gia của Canada dự án hợp tác thám hiểm không gian vũ trụ - trạm vũ trụ Lunar Gateway (Cổng Mặt Trăng).
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trong thông báo ngày 16/12, Bộ trưởng Bộ Đổi mới, Khoa học và Công nghiệp Canada, Navdeep Bains cho biết trong khuôn khổ của thỏa thuận trên, một phi hành gia người Canada sẽ tham gia Artemis II – phi hành đoàn đầu tiên được đưa lên Mặt Trăng kể từ năm 1972.
Dự án này, được lên kế hoạch khởi động vào năm 2023, đưa Canada trở thành quốc gia thứ hai có phi hành gia du hành vùng nằm ngoài lực hút của Trái Đất và bay quanh Mặt Trăng.
Thỏa thuận cũng xác nhận chuyến bay thứ hai của một phi hành gia người Canada lên Lunar Gateway.
Thông báo cũng khẳng định Canada là đối tác quan trọng của Mỹ trong hoạt động thám hiểm không gian, đưa công nghệ và khoa học của hai nước lên hành tinh này.
Hàng trăm công ty Canada dự kiến sẽ tham gia vào việc phát triển trạm điều khiển Canadianarm3 cho Lunar Gateway, làm việc với nhà thầu chính MDA (MacDonald, Dettwiler and Associates Ltd.) và các tổ chức nghiên cứu để thúc đẩy các công nghệ mới nổi.
Chính sách Lợi ích Công nghiệp và Công nghệ (ITB) của Canada áp dụng cho việc phát triển và xây dựng Canadianarm3 sẽ mang lại những lợi ích kinh tế lớn trong lĩnh vực không gian của Canada.
Ngoài ra, trạm điều khiển Canadianarm3 sẽ được đặt trên lãnh thổ của Canada.
Việc Canada tham gia vào dự án thám hiểm Mặt Trăng được kỳ vọng tạo đà phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp vũ trụ trong nước, đồng thời mở ra những triển vọng mới cho nghiên cứu và đổi mới tại quốc gia Bắc Mỹ này.
"Tiền đồn" trên Mặt Trăng này sẽ cho phép con người khám phá hành tinh một cách bền vững và giúp cải tiến các công nghệ cần thiết cho sứ mệnh tương lai tới Sao Hỏa.
Sự tham gia của Canada vào Lunar Gateway được xác định là nền tảng trong Chiến lược Không gian của Canada, nhằm mục đích tận dụng các thế mạnh của Canada như công nghệ robot, đồng thời thúc đẩy sáng tạo trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ y sinh, sản xuất thực phẩm và nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu trong khí quyển.
Gateway sẽ là một phòng thí nghiệm khoa học, một nơi thử nghiệm các công nghệ mới, một điểm hẹn để khám phá bề mặt của Mặt Trăng, một trung tâm điều khiển các hoạt động (của con người) trên Mặt Trăng và trong tương lai sẽ là bước đệm cho các chuyến du hành đến sao Hỏa.
Còn Canadaarm3 là một hệ thống robot tự động hóa cao sẽ sử dụng phần mềm tiên tiến để thực hiện các nhiệm vụ mà không cần sự can thiệp của con người.
Canadaarm3 sẽ rất quan trọng đối với các nhiệm vụ của Artemis II, từ bảo trì, sửa chữa và kiểm tra Gateway đến việc giúp các phi hành gia trong các chuyến du hành vũ trụ,…
Kể từ đầu những năm 1980 của thế kỷ trước, các phi hành gia của Canada đã chinh phục các công nghệ tiên tiến và truyền cảm hứng cho người dân ở "xứ sở lá phong" khi 9 phi hành gia của CSA đã bay lên vũ trụ 17 lần./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tàu vũ trụ Thường Nga 5 của Trung Quốc trở về Trái Đất
07:47' - 17/12/2020
Ngày 17/12, tàu vụ trũ Thường Nga 5 (Chang'e-5) của Trung Quốc đã trở về Trái Đất, kết thúc hành trình khám phá Mặt Trăng cũng như mang trở về các mẫu đất đá thu thập được từ hành tinh này.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu vũ trụ Hayabusa2 mang mẫu khí đầu tiên từ vũ trụ về với Trái Đất
05:30' - 16/12/2020
Theo Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), khoang chứa của tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa2 vừa trở về Trái Đất tuần trước đã mang theo mẫu vật chất đầu tiên trên thế giới trong trạng thái khí từ vũ trụ.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiềm năng tạo việc làm mới của lĩnh vực công nghiệp vũ trụ Australia
06:40' - 09/12/2020
Theo Cơ quan Vũ trụ Australia, ngành công nghiệp vũ trụ “xứ chuột túi” sẽ tạo ra 20.000 việc làm mới vào cuối thập kỷ này, đóng góp đáng kể vào triển vọng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2020-2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.