Canada với tham vọng trở thành “Thung lũng Silicon” về nông nghiệp
Chính vì vậy, ngành nông nghiệp đang dần trở thành một trong những ngành chủ chốt trong thương mại và kinh tế toàn cầu.
Theo chuyên gia về lương thực, thực phẩm hàng đầu Canada, quốc gia này cần tận dụng cơ hội để phát triển ngành nông nghiệp vì đây là ngành có triển vọng lớn và trong tương lai sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước.
Để làm được điều đó, ngành này sẽ cần đầu tư của chính phủ liên bang, cùng những thay đổi đáng kể, để trở thành một nhân tố chủ đạo trong cuộc cách mạng nông - công nghiệp sắp tới.
Tham vọng về cuộc cách mạng nông nghiệp…
Ông Evan Fraser, Viện trưởng Viện Thực phẩm của Đại học Guelph, cho rằng "ngành nông nghiệp Canada đang ở đỉnh cao của cuộc cách mạng công nghiệp mới và Ottawa cần tận dụng cơ hội này". Chiến lược kinh tế dài hạn được đề xuất cho chính phủ gần đây của Hội đồng Tư vấn về Tăng trưởng Kinh tế của đảng Dân Chủ cũng có những nét tương đồng với quan điểm của viện trưởng Fraser.
Một báo cáo cho biết sự gia tăng sản lượng nông sản và lương thực - thực phẩm xuất khẩu của Canada sẽ đóng góp thêm 30 tỷ USD cho doanh thu xuất khẩu toàn cầu, tương đương với gần 2% GDP hiện tại. Viện trưởng Fraser cho rằng với đất đai rộng lớn và nguồn nước ngọt dồi dào, Canada có thể trở thành quốc gia đi đầu toàn cầu trong ngành nông nghiệp cung cấp lương thực - thực phẩm nếu có sự trợ giúp của các khoản đầu tư từ ngân sách liên bang.
Ông Evan Fraser cũng khẳng định rằng, cũng như các ngành công nghiệp khác, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Sự tiến bộ và phát triển của công nghệ tự động hóa và phân tích dữ liệu hứa hẹn sẽ tạo ra sản lượng lớn hơn trên diện tích đất nhỏ hơn.
Theo Viện trưởng Fraser, “một chiếc máy kéo tự vận hành trồng đúng hạt giống vào đúng thời điểm và cung cấp đúng số lượng phân bón hoặc một chuồng gia súc tự động theo dõi tình hình sức khỏe của bò và điều chỉnh lượng thức ăn và chế độ ăn mà bò nhận được sẽ đem lại lợi ích lớn hơn một chiếc máy kéo vận hành bằng con người, hay một chuồng gia súc cần nhân công chăm sóc”.
Ông cũng hy vọng có thể tạo ra “Thung lũng Silicon” cho ngành nông nghiệp cung cấp lương thực - thực phẩm ở Canada. Điều này có thể sẽ đem lại những đột phá mới, tạo nhiều công ăn việc làm và có tiềm năng tăng trưởng bền vững. Viện trưởng Fraser chia sẻ rằng khi Bộ trưởng Tài chính Bill Morneau thông báo ngân sách trước Hạ viện, ông sẽ đề xuất đầu tư tài chính để phát triển công nghệ và dữ liệu nuôi trồng cho ngành nông nghiệp.
"Canada cần đầu tư và phát triển Internet tốc độ cao và truyền dẫn băng thông rộng ở vùng nông thôn vì nếu máy kéo tự động và nông dân không thể lấy dữ liệu ở nông trại thì tất cả công nghệ đều sẽ vô tác dụng”. Công nghệ phân tích dữ liệu và cơ sở hạ tầng xử lý dữ liệu cũng cần được mở rộng và phát triển để phục vụ cho sự tăng trưởng của ngành này.
… đi kèm bài toán khó về lao động
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều ngành công nghiệp khác, cuộc cách mạng công nghệ của ngành nông nghiệp và lương thực – thực phẩm cũng chính là mối đe dọa đối với những công việc thủ công truyền thống. "Không có công nghệ nào là thuốc chữa bách bệnh và đây cũng không phải là trường hợp ngoại lệ", ông Fraser cho hay.
Giới chức liên bang Canada đã cảnh báo rằng xu hướng sản xuất phụ thuộc vào máy móc sẽ “ngốn” khoảng từ 1,5-7,5 triệu việc làm của nền kinh tế Canada trong những năm tới đây. Theo những tài liệu được chuẩn bị để hỗ trợ các quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Việc làm và Phát triển Xã hội Canada (ESDC), nguy cơ bị “xóa sổ” cao nhất thuộc về những đầu việc mang tính chu kỳ như lắp ráp ô tô theo dây chuyền.
Thậm chí, cả những lao động có tay nghề cao như cố vấn tài chính hay nhà báo cũng phải đối mặt với mối lo bị thay thế bởi các chương trình phần mềm và robot.
Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với Ottawa trong việc giúp đỡ những lao động bị mất việc làm. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là tài liệu được gửi cho ESDC đã không đưa ra một chỉ dẫn nào về việc các chính sách liên bang sẽ phải thay đổi ra sao để đáp ứng sự phát triển của tự động hóa đối với bộ máy lao động.
Theo những tài liệu này, quy luật của nền kinh tế khi vận động theo tiến trình tự động hóa sẽ là: Công nghệ “giết chết” việc làm và sẽ tạo ra những việc làm mới. Vấn đề khi đó sẽ là làm sao để biết được rằng số việc làm được tạo ra đủ để thay thế cho số đã mất đi và mức lương cũng như phúc lợi mà người lao động được hưởng là như nhau. Rõ ràng, việc dự đoán về tương lai không chắc chắn đang mang lại nhiều rủi ro lớn.
Sunil Johal, Giám đốc về chính sách của Trung tâm Mowat thuộc trường đại học Toronto nhận định đã có những dấu hiệu cho thấy sự phát triển của công nghệ và tự động hóa đang gây ảnh hưởng đến người lao động. Theo chuyên gia này, có một thực tế là người dân Canada đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khóa học về kỹ năng, về bảo hiểm lao động và những dịch vụ công cộng khác.
Giám đốc Johal nhận định Chính phủ Canada cần xem xét việc mở rộng quy mô tiếp cận đối với các chương trình đào tạo hiện có, tạo ra những chương trình nhằm bảo vệ thị trường lao động như ban hành quy định về mức lương tối thiểu đối với các nhà thầu độc lập, đồng thời cung cấp nguồn tín dụng khẩn cấp cho những cá nhân có nhu cầu tài chính trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Lao động Canada Patty Hajdu nói rằng Ottawa đang tìm kiếm giải pháp nhằm giúp đỡ những ngành nghề đang thiếu lao động của Canada và định hướng người dân đi vào những lĩnh vực đang phát triển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Canada lên kế hoạch áp thuế khí thải carbon từ năm 2018
14:28' - 19/05/2017
Chính phủ Canada ngày 18/5 đã công bố kế hoạch áp thuế carbon trong 5 năm từ 2018-2022.
-
Kinh tế Thế giới
Biến đổi khí hậu: Các nước cam kết mạnh mẽ bảo vệ Trái Đất
10:40' - 19/05/2017
Nguy cơ Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu đã phủ bóng đen lên Hội nghị về chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (LHQ), kéo dài từ ngày 8-18/5 tại thành phố Bonn (Bon, Đức).
-
Kinh tế & Xã hội
Thế giới cần 300 tỷ USD/năm để đối phó với biến đổi khí hậu
18:53' - 16/05/2017
Thế giới sẽ cần 300 tỷ USD/năm tính đến năm 2030 để giúp các quốc gia đối phó với những thiệt hại khó tránh khỏi do biến đổi khí hậu gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm EU quan ngại về cơ chế mới của Canada liên quan ngành sữa
17:01' - 05/05/2017
Sau Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cũng chính thức lên tiếng phàn nàn về cơ chế định giá thành phần bơ sữa gây tranh cãi mới đây của Canada.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ muốn gì sau quyết định áp thuế trừng phạt nhằm vào Canada?
06:00' - 04/05/2017
Chính quyền Donald Trump vừa bắn đi phát súng hiệu đầu tiên về việc sẵn sàng chấp nhận một cuộc chiến thương mại, tuy nhiên, lần này đích nhắm lại chính là nước láng giềng hữu nghị Canada.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ quyết không dừng thuế quan bất chấp thị trường bán tháo
11:32'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo lộn kinh tế thế giới vào tuần trước với các biện pháp thuế quan diện rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
11:23'
Liên minh châu Phi (AU) đã phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới của Mỹ, cho rằng các mức thuế cao này sẽ làm xói mòn hàng chục năm hợp tác và trao đổi thương mại giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Đảng Cộng hòa cân nhắc tăng thuế triệu phú lên 40%
11:22'
Chủ tịch nhóm Freedom Caucus tại Hạ viện Mỹ cho rằng mức thuế dành cho triệu phú là một “cách hợp lý để chi trả” cho cam kết tranh cử của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk và DOGE tiếp tục được tiếp cận dữ liệu riêng tư
11:22'
Một tòa án phúc thẩm liên bang Mỹ đã tạm dừng lệnh cấm tỷ phú Elon Musk và Cơ quan Hiệu quả Chính phủ (DOGE) tiếp cận dữ liệu cá nhân của người dân Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ủng hộ dự thảo ngân sách được Thượng viện thông qua
11:13'
Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ủng hộ dự thảo ngân sách mới vừa được Thượng viện thông qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhiều quốc gia tăng tốc đàm phán với Washington
10:50'
Trước thềm chính sách thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực, nhiều quốc gia tiếp tục có các động thái nhằm thúc đẩy thỏa thuận thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng đe dọa phủ quyết dự luật hạn chế quyền lực của Tổng thống về thuế quan
10:39'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Nhà Trắng đang đe dọa phủ quyết một dự luật lưỡng đảng của Thượng viện nhằm hạn chế quyền áp thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Mỹ Latinh tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho nông sản
10:39'
Mức thuế cơ bản 10% do Mỹ áp đặt đối với hầu hết các nước Mỹ Latinh có nguy cơ làm lung lay hoạt động xuất khẩu nông sản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chính thức ấn định ngày bầu cử tổng thống
10:22'
Theo hãng tin Yonhap, sáng 8/4, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố quyết định tổ chức cuộc bầu cử tổng thống sớm vào ngày 3/6 để tìm người thay thế cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa bị phế truất.