Căng thẳng địa chính trị tạo rủi ro cho nền kinh tế
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ngày 16/1 công bố Báo cáo Rủi ro toàn cầu, trong đó cảnh báo tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế và chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể tiếp tục tác động tới nền kinh tế thế giới trong năm 2019 và cản trở các nỗ lực giải quyết những vấn đề lớn, như biến đổi khí hậu.
Chủ tịch WEF Borge Brende nhấn mạnh trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới đứng trước rủi ro trong năm 2019, nhu cầu thiết lập hợp tác quốc tế cấp thiết hơn bao giờ hết.
Theo WEF, thế giới đang ở trong một giai đoạn phân hóa sau thời gian toàn cầu hóa. Triển vọng kinh tế ảm đạm dường như làm giảm tiềm năng hợp tác quốc tế trong năm 2019.
Năm 2018, nền kinh tế thế giới đã tăng trưởng chậm hơn dự báo của hầu hết chuyên gia, trong lúc các thị trường chứng khoán ghi nhận năm tồi tệ nhất trong một thập niên qua.
Một số ý kiến cho rằng tình trạng này là do cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung tác động đến giao thương, sau khi hai nước áp thuế quan lên lượng hàng hóa trị giá nhiều tỷ USD của nhau.
Gần 90% chuyên gia dự đoán việc các luật lệ quy định và thỏa thuận thương mại toàn cầu "tiếp tục bị bào mòn" sẽ cản trở đà tăng trưởng trên thế giới.
Báo cáo trên của WEF dựa trên ý kiến đánh giá của khoảng 1.000 chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu.
Hội nghị WEF 2019 sẽ diễn ra từ ngày 22 -25/1 tới tại Davos (Thụy Sĩ), quy tụ hơn 3.000 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp, xã hội dân sự, giới học giả, các đại diện của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và truyền thông, hơn 65 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, và đại diện các tổ chức quốc tế.
Với chủ đề "Toàn cầu hóa 4.0: Định hình một kiến trúc toàn cầu trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư", Diễn đàn Davos 2019 đặt mục tiêu xác định các mô hình hòa bình mới, bền vững và toàn diện, nhằm thích nghi với một thế giới mà ở đó, hội nhập toàn cầu mạnh mẽ là tiến trình không thể tránh khỏi, nơi các mô hình quản trị toàn cầu cho thấy khó khăn trong việc thúc đẩy hành động hài hòa giữa các cường quốc trên thế giới.
Quan hệ Mỹ - Trung sẽ là một trong những vấn đề được thảo luận chính tại WEF 2019. Trong khi đó, vấn đề Brexit cũng sẽ nằm trong những chủ đề được bàn thảo tại hội nghị, sau khi Hạ viện Anh không thông qua thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Theresa May đã đạt được với EU hồi cuối năm 2018./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tuyên bố không tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới
07:46' - 11/01/2019
Tổng thống Mỹ thông báo sẽ không tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ, nếu nước này không giải quyết được tình trạng chính phủ đóng cửa do liên quan tới bức tường biên giới Mỹ-Mexico.
-
Hàng hoá
Nhìn lại thị trường dầu mỏ thế giới năm 2018
15:24' - 06/01/2019
Tuy nhiên, tính chung cả năm 2018, giá dầu thô WTI đã giảm gần 25%, trong khi giá dầu Brent giảm gần 20% so với năm trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Tâm lý lo ngại có nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới vào giai đoạn giảm tốc
15:11' - 03/01/2019
Tâm lý bi quan ngày càng tăng về tương lai đã "chế ngự" các nhà hoạch định chính sách, giới lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà đầu tư
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46' - 07/04/2025
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22' - 07/04/2025
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00' - 07/04/2025
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.