Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Qatar vẫn là thành viên của Liên đoàn Arab
Phát biểu trong chuyến thăm Moskva (Nga) ngày 5/7, ông Aboul Gheit nhấn mạnh việc đình chỉ tư cách thành viên của Qatar không hề được khuyến khích và hành động này cần có sự nhất trí của tất cả các nước thành viên AL. Tuy nhiên, hiện các nước thành viên Liên đoàn Arab cũng đang có nhiều quan điểm trái chiều liên quan đến vấn đề này.
Cùng ngày, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình France 24 của Pháp, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tái khẳng định sự ủng hộ của Ankara với Doha, cho rằng "tối hậu thư" gồm 13 yêu sách mà 4 nước láng giềng Qatar gồm Ai Cập, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain đưa ra là "không thể chấp nhận được".
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hối thúc Ai Cập và các nước Trung Đông giải quyết bất đồng với Qatar thông qua đối thoại xây dựng.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi, Tổng thống Donald Trump một lần nữa kêu gọi tất cả các nước thực hiện các cam kết đã đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Riyadh hồi tháng 5, chấm dứt việc tài trợ khủng bố và tẩy chay tư tưởng cực đoan.
Về phần mình, Tổng thống El-Sisi khẳng định ông và người đồng cấp Mỹ có đồng quan điểm về cách thức đối phó với những vấn đề khu vực, đặc biệt là tiến trình hòa giải chính trị nhằm đóng góp cho an ninh và sự ổn định của khu vực.
Trước đó, kết thúc cuộc họp khẩn diễn ra cùng ngày tại Cairo (Ai Cập), các ngoại trưởng của 4 nước gồm Ai Cập, Saudi Arabia, UAE và Bahrain đã ra tuyên bố chung trong đó bày tỏ sự thất vọng về phản ứng “tiêu cực” của Qatar đối với "tối hậu thư" gồm 13 điểm. Tuy không đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với Qatar, song các ngoại trưởng của 4 nước trên khẳng định sẽ tiếp tục tẩy chay Doha.
Phát biểu với báo giới, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nêu rõ: "Câu trả lời mà 4 nước Arab nhận được nhìn chung là tiêu cực và không có bất cứ nội dung gì" và "việc tẩy chay về chính trị và kinh tế sẽ tiếp tục cho đến khi Qatar thay đổi các chính sách của nước này theo chiều hướng tốt hơn".
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Shoukry cũng cho rằng "tối hậu thư" mà Ai Cập và 3 nước Arab đưa ra đối với Qatar hoàn toàn không thể thương lượng.
4 nước trên cũng cho biết sẽ nhóm họp trở lại tại thủ đô Manama của Bahrain song không đưa ra thời gian cụ thể.
Ngày 5/6, Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Qatar, cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố. Phía Doha luôn phủ nhận cáo buộc này.Các nước trên sau đó đưa ra một "tối hậu thư", đồng thời đặt ra hạn chót cho Doha đáp ứng các yêu cầu này trong 10 ngày, kết thúc vào ngày 2/7. Với các nỗ lực hòa giải của Kuwait, các nước Arab và vùng Vịnh ngày 2/7 đã nhất trí gia hạn "thời hạn chót" thêm 48 giờ nữa để Doha thực hiện các yêu cầu.
Đến thời hạn trên, Qatar đã chuyển các phản hồi chính thức cho trung gian hòa giải Kuwait, song nội dung chi tiết vẫn chưa được tiết lộ.
Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani khẳng định danh sách yêu cầu mà Saudi Arabia cùng các nước đồng minh gửi tới Qatar là "phi thực tế và không thể thực hiện được", đồng thời cho rằng yêu cầu đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera là động thái nhằm dập tắt "tự do ngôn luận".
Ông khẳng định Doha sẽ theo đuổi một giải pháp ngoại giao dựa trên đối thoại nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.