Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh: Ngoại trưởng Mỹ đối thoại với 4 nước Arab tìm lối thoát
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 12/7 đã bắt đầu đối thoại với các ngoại trưởng của 4 nước Arab gồm Saudi Arabia, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Ai Cập nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất tại vùng Vịnh kể từ khi Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) được thành lập vào năm 1981.
Kuwait - nước hiện đang làm trung gian hòa giải của cuộc khủng hoảng và không cô lập Qatar đã cử phái viên tham gia cuộc đối thoại.
Phát biểu trước thềm cuộc đối thoại tại Jeddah, một quan chức ngoại giao UAE khẳng định bất kỳ giải pháp nào đối với cuộc khủng hoảng hiện nay đều phải giải quyết toàn bộ các vấn đề mà Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập coi là cốt yếu, trong đó có việc Doha đang phá vỡ sự ổn định của khu vực.
Hôm 5/6, các nước Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Qatar, cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố. Bốn nước trên đã rút các nhà ngoại giao của mình khỏi Qatar, ngừng mọi chuyến bay đi và đến Qatar, đồng thời yêu cầu các công dân Qatar về nước trong vòng 14 ngày.
Ngày 22/6, các nước trên đã đưa ra 13 yêu sách đối với Qatar, trong đó yêu cầu Doha hạ cấp quan hệ với Iran, đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera, và đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Qatar. Doha đã từ chối đáp ứng các yêu cầu trên, đồng thời bác bỏ cáo buộc có quan hệ với các nhóm khủng bố.
Trước đó, tại Jeddah, Ngoại trưởng Tillerson đã hội kiến Quốc vương Saudi Arabia Salman. Hai bên đã thảo luận các tiến triển khu vực, đặc biệt là nỗ lực đối phó với chủ nghĩa khủng bố và việc tài trợ khủng bố.
Cũng trong chuyến công du vùng Vịnh, sau khi tới Kuwait ngày 11/7, Ngoại trưởng Tillerson đã lên đường sang Doha, Qatar. Tại đây ông đã ký bản ghi nhớ chống khủng bố và ngăn chặn tài trợ cho khủng bố.
Tuy nhiên, ngay sau đó, 4 quốc gia Arab gồm Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đã ra tuyên bố chung cho rằng thỏa thuận chống khủng bố giữa Mỹ và Qatar là không đủ, đồng thời cho biết các biện pháp trừng phạt đối với Qatar vẫn sẽ được duy trì, cũng như đề cập lại "tối hậu thư" gồm 13 yêu sách đối với Qatar.
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ Nihat Zeybekci cho biết nước này đã điều 197 chuyến bay mang theo hàng hóa, 16 xe tải và 1 chiếc tàu tới Qatar nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nước này.
Về phần mình, phát biểu tại cuộc gặp với Bộ trưởng Zeybekci tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ, người đồng cấp Qatar Ahmed bin Jassim al-Thani cho biết các hoạt động giao thương trên biển cũng như trên không vẫn tiếp tục, không có bất kỳ sự đình trệ nào bất chấp các lệnh trừng phạt.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ủng hộ Qatar sau khi Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và Bahrain cắt đứt tất cả mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với Doha.
Trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dự kiến, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cũng sẽ tới thăm 4 nước gồm Qatar, Saudi Arabia, Kuwait và UAE trong hai ngày 15 và 16/7.
Văn phòng Ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh Paris kêu gọi các nước vùng Vịnh nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng vì lợi ích của mỗi nước. Tuyên bố cũng khẳng định chuyến công du 4 nước của Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian phù hợp với các chiến lược tương tự được Mỹ, Anh, Đức đưa ra đối với khu vực vùng Vịnh./.
>>>Washington hối thúc Qatar và các nước Arab gỡ khủng hoảng ngoại giao
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh vẫn rối ren
10:44' - 11/07/2017
Cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng tại vùng Vịnh vẫn chưa có hướng giải quyết.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh: Nhất trí gia hạn "thời hạn chót" với Qatar
07:26' - 03/07/2017
Các nước Arab cô lập Qatar đã nhất trí gia hạn thời hạn chót mà Qatar phải thực hiện bản danh sách các yêu cầu của các nước này, thêm 48 giờ nữa.
-
Kinh tế Thế giới
Washington hối thúc Qatar và các nước Arab gỡ khủng hoảng ngoại giao
08:53' - 26/06/2017
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hối thúc Qatar và các quốc gia Arab nên "ngồi lại với nhau" để nỗ lực đạt được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngoại giao "hun nóng" vùng Vịnh
14:10' - 15/06/2017
Cuộc khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh liên quan đến Qatar đang tác động bất lợi tới ngành hàng không và nhiều hoạt động khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh: Đại sứ Qatar tại Ai Cập rời Cairo
07:54' - 09/06/2017
Đại sứ Qatar tại Ai Cập Seif Bin Moqadem El-Boaynan đã rời Cairo vào tối 7/6 theo giờ địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đẩy Fed vào thế khó
12:27'
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, vừa đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay về nguy cơ suy giảm kinh tế do các chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
BoK: GDP quý I/2025 của Hàn Quốc có thể ở mức âm
10:56'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 17/4 dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Hàn Quốc trong quý I/2025 có thể ở mức âm.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản dự định đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống D.Trump
10:09'
Ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhận định các cuộc đàm phán thuế quan với Washington sẽ không dễ, ông dự định đến Mỹ để thương lượng với Tổng thống Donald Trump ở thời điểm thích hợp.
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp
09:35'
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) phải tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp trong bối cảnh bất ổn do cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh
09:21'
Fitch Ratings hôm 16/4 công bố giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Mexico ở mức “BBB-” - đầu tư an toàn - bất chấp những biến động về chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tin vui cho tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới
07:35'
Ngày 16/4, Chủ tịch Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập, ông Osama Rabie, cho biết rằng có một sự cải thiện tích cực trong hoạt động hàng hải qua kênh đào Suez trong 3 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%
22:45' - 16/04/2025
Ngày 16/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm đã phản ứng chính thức trước việc Nhà Trắng tuyên bố hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế quan tổng cộng 245%.