Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dưới góc nhìn của kinh tế hiện đại (Phần 2)
Bức tranh kinh tế vĩ mô hiện đại cho thấy sự chuyển động của các dòng vốn đầu tư đang lớn hơn rất nhiều các dòng vốn thương mại.
Chính vì vậy, tương quan giữa các khoản tiết kiệm và đầu tư của một quốc gia mới là yếu tố quyết định cán cân thương mại tổng thể của quốc gia đó, chứ không phải là sự khác biệt trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu
Điều này lý giải vì sao phần lớn các khối thặng dư thương mại lớn, chẳng hạn như thặng dư mà Trung Quốc đang có với Mỹ, không còn là hậu quả của các biện pháp trọng thương nữa mà thay vào đó, nó đến từ các chính sách trợ vốn cho sản xuất thông qua điều chỉnh lãi suất thấp nhằm hy sinh chi tiêu hộ gia đình, từ đó làm tăng tỷ lệ tiết kiệm.Nếu xét theo khía cạnh này thì việc giải quyết tận gốc vấn đề thâm hụt thương mại của Mỹ đòi hỏi cán cân tiết kiệm-đầu tư của nước này được cải thiện, chứ không phải là áp dụng biện pháp thuế quan nhằm trả đũa Trung Quốc.Có thể giải thích đơn giản như sau: Mặc dù chính sách thương mại không làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại tổng thể, song sẽ gây ảnh hưởng đến từng hãng, ngành và quốc gia cụ thể.Ví dụ, việc Chính phủ Mỹ đặt ra một hạn ngạch nhập khẩu xe ô tô từ Nhật Bản sẽ làm xuất khẩu ô tô ròng của nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng lên. Xuất khẩu ròng tăng sẽ khiến nhu cầu mua USD tăng, từ đó giúp đồng tiền tệ này lên giá.Tuy nhiên, việc đồng bạc xanh mạnh lên có thể khiến các nhà sản xuất máy bay Mỹ như Boeing cảm thấy khó cạnh tranh hơn với với Airbus - một hãng sản xuất máy bay ở châu Âu. Khi đó, xuất khẩu máy bay Mỹ sẽ giảm trong khi nhập khẩu máy bay tăng.
Trong trường hợp này, hạn ngạch về ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ làm xuất khẩu ô tô ròng tăng lên và làm xuất khẩu máy bay ròng giảm đi. Tuy nhiên, cán cân thương mại tổng thể của Mỹ sẽ không thay đổi.
David Loevinger, cựu điều phối viên cao cấp các vấn đề về Trung Quốc tại Bộ Tài chính Mỹ, nhận định rằng “các chính sách thuế quan sẽ không tác động nhiều đến cán cân thương mại tổng thể của Mỹ”. Nó như một quả bóng nước, nếu bạn bịt một đầu thì nước sẽ chảy về những đầu khác của quả bóng đó.Điều này nghe có vẻ ngược đời, nhưng nếu Tổng thống Trump muốn làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, ông phải tập trung vào tài khoản vốn (capital account), chứ không phải cán cân thương mại.Thay vì áp thuế nhập khẩu, ông nên lựa chọn chính sách giúp hấp thụ tiết kiệm từ nước ngoài một cách hiệu quả hơn, như tận dụng môi trường lãi suất thấp và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Một cách khác là khuyến khích người dân thu mua trái phiếu chính phủ và các tài sản được định giá bằng đồng USD khác, đồng thời tăng cường kiểm soát các dòng vốn, ví dụ như đánh thuế dòng vốn chảy vào, điều mà họ đã làm trong suốt những năm 1960.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Mỹ: Đàm phán thương mại Mỹ -Trung tiến triển tích cực
11:27' - 19/05/2018
Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giải quyết bất đồng trong lĩnh vực thương mại đang tiến triển tích cực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bác thông tin về gói nhượng bộ giảm thâm hụt thương mại với Mỹ
17:45' - 18/05/2018
Ngày 18/5, Trung Quốc đã bác bỏ thông tin nước này đề xuất những nhượng bộ về thương mại nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hủy bỏ cuộc điều tra chống bán phá giá đối với lúa miến nhập khẩu từ Mỹ
13:14' - 18/05/2018
Ngày 18/5, Trung Quốc thông báo hủy bỏ cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng lúa miến nhập khẩu từ Mỹ.
-
Chứng khoán
Tổng thống Mỹ công kích Trung Quốc, thị trường Phố Wall mất điểm
08:40' - 18/05/2018
Phố Wall vừa có một phiên giao dịch "giằng co" trong ngày 17/5 và khép phiên trong sắc đỏ do những lo ngại về khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại và kết quả lợi nhuận doanh nghiệp kém khả quan.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.