Cảnh báo thiếu hụt lương thực do giá phân bón tăng vọt
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, nước xuất khẩu chính kali, amoniac, u-rê và các chất dinh dưỡng khác của đất, đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu các nguyên liệu đầu vào quan trọng này trên thế giới.
Phân bón là nguyên liệu chủ chốt để giúp ngô, đậu tương, gạo và lúa mỳ đạt sản lượng cao. Các nhà trồng trọt đang phải cố gắng điều chỉnh tình hình.
Sự thay đổi này có thể nhận thấy tại cường quốc nông nghiệp Brazil, khi người nông dân bón ít phân bón hơn cho cây ngô, và một số nhà lập pháp đang thúc đẩy việc mở rộng các vùng đất được bảo vệ để khai thác kali.Tại Zimbabwe và Kenya, các hộ nông dân nhỏ hơn đang quay lại sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây trồng. Trong khi đó tại Canada, một hộ nông dân trồng cây cải dầu đã dự trữ phân bón cho mùa vụ năm 2023 với dự đoán giá còn cao hơn trong tương lai.
Các hộ nông dân ở các nước khác trên thế giới cũng đang thực hiện các biện pháp tương tự. Hãng tin Reuters đã trò chuyện với các nhà sản xuất ngũ cốc, các nhà phân tích nông nghiệp, các nhà giao dịch và các nhóm nông trại trên thế giới, tất cả đều bày tỏ sự quan ngại về chi phí và nguồn cung phân bón. Theo số liệu của Liên đoàn Nông nghiệp Mỹ (AFBF) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), chi phí phân bón tại nước này dự kiến sẽ tăng 12% trong năm nay, sau khi tăng 17% trong năm 2021.Một số hộ trồng trọt đang tìm cách chuyển đổi sang cây trồng cần ít chất dinh dưỡng hơn. Một số hộ có kế hoạch canh tác ít hơn, còn một số hộ cho biết họ sẽ sử dụng ít phân bón hơn. Một chuyên gia cây trồng dự đoán điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng. Trước đó, ngày 19/3, Peru đã thông báo tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực nông nghiệp do lo ngại mất an ninh lương thực. Thông báo này cho biết diện tích đất trồng trọt của nước này đã giảm 0,2% kể từ tháng 8/2021 do giá phân bón tăng và lượng ngũ cốc Peru nhập khẩu làm thức ăn chăn nuôi cũng giảm do lo ngại vấn đề chi phí. Chính phủ Peru hiện đang soạn thảo một kế hoạch nhằm tăng nguồn cung thực phẩm trong nước.Giá phân bón thế giới vốn đã ở mức cao trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2, do giá khí đốt tự nhiên và giá than cao kỷ lục buộc một số nhà sản xuất phân bón cắt giảm sản lượng tại lĩnh vực “đói” năng lượng đó. Các quốc gia phương Tây đã phản ứng bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Nga. Ngoài ra, Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người đã hỗ trợ cho chiến dịch của Nga.Ngân hàng Rabobank của Hà Lan cho biết Nga và Belarus chiếm tổng cộng hơn 40% tổng lượng kali xuất khẩu toàn cầu trong năm 2021, một trong ba chất dinh dưỡng quan trọng được sử dụng để tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra, Nga chiếm khoảng 22% lượng amoniac, 14% lượng urê và khoảng 14% monoammonium phosphate (MAP), tất cả các loại phân bón chủ chốt xuất khẩu của thế giới. Các biện pháp trừng phạt đã làm gián đoạn việc bán phân bón và cây trồng từ Nga. Nhiều ngân hàng và thương nhân phương Tây đang “né” nguồn cung từ Nga do lo sợ vi phạm các quy tắc đang thay đổi nhanh chóng, trong khi các công ty vận tải biển đang tránh khu vực Biển Đen do lo ngại về an toàn.Những điều này trở thành đòn giáng vào nguồn cung ứng lương thực toàn cầu đang mong manh.Nga và Ukraine là những nước sản xuất ngũ cốc lớn. Hai nước này chiếm khoảng 30% lúa mỳ và 20% ngô xuất khẩu trên thế giới. Các chuyến hàng ngũ cốc qua Biển Đen đã bị gián đoạn. Việc giao hàng bị đình trệ từ hai nước này đã góp phần thúc đẩy lạm phát lương thực toàn cầu tăng phi mã.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết một số nước đang phát triển phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung lúa mỳ trong thời gian ngắn do phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Ukraine. Tuy nhiên, Maximo Torero, nhà kinh tế trưởng của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), cho rằng cuộc khủng hoảng phân bón đáng lo ngại hơn bởi nó có thể kìm hãm sản xuất lương thực ở các nước khác trên thế giới.Theo ông Torero, nếu không giải quyết được vấn đề phân bón, và việc buôn bán phân bón không tiếp diễn, thế giới sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng với nguồn cung lương thực trong năm 2023./.>>>Thế giới lại đứng trước “bờ vực” khủng hoảng lương thực
Tin liên quan
-
Thị trường
Nigeria khánh thành nhà máy sản xuất phân bón lớn nhất châu Phi
16:06' - 24/03/2022
Trong tuần này, nhà máy phân bón lớn nhất châu Phi tại Nigeria đi vào hoạt động giữa bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã làm gián đoạn nguồn cung từ Nga.
-
Hàng hoá
Moody's: Giá nhiên liệu, phân bón tăng cao sẽ tác động tiêu cực tới kinh tế Ấn Độ
07:03' - 18/03/2022
Theo Moody’s, Ấn Độ là quốc gia đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi giá dầu tăng cao, do phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu thô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Lệnh trừng phạt với phân bón của Nga gây ra các phản ứng trái chiều
06:56' - 18/03/2022
Các siêu cường nông nghiệp trên thế giới đang có quan điểm trái chiều về việc liệu mặt hàng phân bón của Nga có nên bị bao gồm trong các lệnh trừng phạt liên quan tới khủng hoảng Ukraine hay không?
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Lực mua áp đảo, tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường hàng hóa
10:26'
Tâm lý tích cực lan tỏa trên thị trường năng lượng khi Tổng thống Mỹ cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Thị trường kim loại cũng khởi sắc với 10 mặt hàng chốt phiên tăng giá
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng vọt 3% phiên 2/7
08:17'
Giá dầu phiên 2/7 đã tăng vọt 3% sau khi Iran đình chỉ hợp tác với cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, cùng với thông tin Mỹ-Việt Nam đạt được thỏa thuận thương mại.
-
Hàng hoá
Phủ sóng hàng chính hãng để “làm sạch” thị trường
15:30' - 02/07/2025
Thời gian qua, cuộc chiến chống hàng giả, hàng kém chất lượng được kỳ vọng sẽ có thể tái thiết hệ sinh thái, bảo vệ người tiêu dùng một cách chủ động, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
-
Hàng hoá
Đồn đoán OPEC+ tăng sản lượng chi phối thị trường dầu
15:30' - 02/07/2025
Giá dầu ít biến động trong phiên 2/7 tại châu Á, khi thị trường đang xem xét tác động từ khả năng nguồn cung gia tăng trong tháng tới, sự suy yếu của đồng USD và các tín hiệu kinh tế trái chiều từ Mỹ.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh
10:50' - 02/07/2025
Tại kỳ điều hành ngày 3/7, giá xăng dầu có thể giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% so với kỳ điều hành trước đó, nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập, hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá cà phê có xu hướng phân hóa, diễn biến trái chiều
09:06' - 02/07/2025
Khép lại phiên giao dịch ngày 1/7, thị trường nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng. Riêng cà phê ghi nhận xu hướng phân hóa, cà phê Robusta tăng còn giá cà-phê Arabica lại giảm
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhờ tín hiệu nhu cầu tích cực
08:26' - 02/07/2025
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên 1/7 khi nhà đầu tư đánh giá các tín hiệu tích cực về nhu cầu, đồng thời theo dõi cuộc họp của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 6/7 để quyết định sản lượng cho tháng 8/2025.
-
Hàng hoá
Giá dầu vẫn dưới ngưỡng 70 USD/thùng khi thị trường dõi theo quyết định của OPEC+
14:49' - 01/07/2025
Giá dầu ổn định vào chiều 1/7, trong bối cảnh thị trường đánh giá khả năng các nhà sản xuất dầu lớn sẽ tăng sản lượng trong tháng Tám tại cuộc họp sắp tới.
-
Hàng hoá
Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:16' - 01/07/2025
Chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.198 điểm - mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Thị trường năng lượng và nguyên liệu công nghiệp gây chú ý với giới đầu tư khi nhiều mặt hàng giảm giá