Cánh cửa Halal rộng mở cho hàng Việt
Thị trường tiêu dùng dành cho người theo Hồi giáo có quy mô ngày càng lớn, là điểm đến xuất khẩu tiềm năng cho nhiều ngành hàng như nông sản, thực phẩm, mỹ phẩm, dệt may… Tuy nhiên, để khai thác được thị trường này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ các tiêu chuẩn, tập quán tiêu dùng cũng như phương thức giao dịch…
Theo bà Nguyễn Minh Phương, nhờ thu nhập cao, người dân các quốc gia Vùng vịnh có xu hướng lựa chọn sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu, do đó giá cả không phải là vấn đề lớn nhất. Các nhóm sản phẩm đượcquan tâm nhiều là thực phẩm chế biến, đồ hộp, thủy sản, mì ăn liền; nông sản gạo, cà phê, hạt điều; mỹ phẩm tự nhiên, hàng dệt may thân thiện môi trường; dược phẩm và đồ gia dụng Halal. Ngoài người bản địa, khu vực GCC còn có người nhập cư từ Nam Á, Đông Nam Á có tập quán tiêu dùng gần với người Việt Nam và đó là lợi thế để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường.
Nếu như GCC là cửa ngõ kết nối Trung Đông với thế giới thì Việt Nam cũng có vị trí đặc biệt thuận lợi ở Đông Nam Á, dễ dàng kết nối thương mại ở nhiều khu vực khác nhau, trong đó có các thị trường Halal như Malaysia, Indonesia, UAE. Thời gian qua, đã có một số doanh nghiệp Việt Nam đạt chứng nhận Halal cho xuất khẩu như thuỷ sản Vĩnh Hoàn, thực phẩm chế biến Cầu Tre, cà phê Trung Nguyên… Dù dư địa phát triển lớn nhưng thị trường Halal cũng có những thách thức mang tính đặc thù. Bà Nguyễn Minh Phương cho biết, hệ thống chứng nhận Halal bao gồm rất nhiều yêu cầu phức tạp và không có một tiêu chuẩn thống nhất cho toàn khu vực mà mỗi quốc gia có một cơ quan chứng nhận riêng. Việc kiểm soát và thủ tục thông quan hàng hoá vào các nước Hồi giáo mất khá nhiều thời gian, phương thức thanh toán chậm cũng là trở ngại cho nhiều doanh nghiệp. Với thị trường Nam Á, bà Lê Thị Mai Anh, Trường phòng Phòng Đông Nam Á, Nam Á và Hợp tác khu vực, Vụ Phát triển thị trường nước ngoài cho biết, đây là khu vực tập trung đông dân số với 600 triệu người. Chi tiêu thực phẩm Halal Nam Á ước tính khoảng 70 -100 tỷ USD/năm với hai thị trường lớn nhất là Pakistan, Bangladesh. Xu hướng tiêu dùng của khu vực này đang có sự thay đổi từ thực phẩm tươi sống sang chế biến sâu, ngoài ra, tiêu thụ mỹ phẩm và thực phẩm chức năng cũng tăng nhanh. Tnaga lớp trung lưu trẻ tăng mạnh, thúc đẩy quy mô tiêu dùng tăng 5 -7%/năm. Người tiêu dùng Halal Nam Á vẫn khá nhạy cảm về giá nhưng chuộng sản phẩm tự nhiên, hữu cơ, thích bao bì nhỏ, mua hàng online tăng mạnh. Ngoài nông sản, thực phẩm, mỹ phẩm, khu vực này có nhu cầu lớn nguyên liệu công nghiệp nhẹ như sợi, vải, hương liệu… Để khai thác hiệu quả thị trường Halal nói chung, khu vực GCC và Nam Á nói riêng, các chuyên gia khuyến nghị, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tận dụng những sản phẩm đặc trưng của mình đồng thời đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chứng nhận Halal. Doanh nghiệp nên tận dụng các kênh thông tin như mạng lưới thương vụ, tham gia các hội chợ triển lãm; hợp tác với doanh nghiệp địa phương, bản địa để thường xuyên cập được nhu cầu, xu hướng tiêu dùng cũng như các yêu cầu về mặt kỹ thuật của nước nhập khẩu. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Marketing Văn phòng chứng nhận Halal (HCA Việt Nam) chia sẻ, thị trường Halal có quy mô lớn và tăng trưởng nhanh qua từng năm, không chỉ có thực phẩm, hàng tiêu dùng mà còn bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác từ dịch vụ, du lịch, tài chính…Thách thức lớn nhất với doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường này là chứng nhận Halal không chỉ đánh giá sản phẩm cuối cùng mà yêu cầu toàn bộ chuỗi ung ứng từ nguyên liệu, quy trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ đều phải tuân thủ tiêu chuẩn của Hồi giáo. Chứng nhận Halal cũng không cấp cho doanh nghiệp, nhóm sản phẩm mà cho từng sản phẩm cụ thể. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thật sự kiên trì, có thị trường mục tiêu và chiến lược chính phục rõ ràng mới có thể đạt được. Song, nếu đạt được tiêu chuẩn của thị trường Halal, doanh nghiệp sẽ không chỉ tiếp cận được người tiêu dùng Hồi giáo mà sẽ mở rộng sang phân khúc tiêu dùng cao cấp ở nhiều quốc gia khác bởi ngày càng nhiều người quan tâm đến chất lượng, sự an toàn của sản phẩm Halal.Tin liên quan
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Kinh tế tổng hợp
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về gần 34 tỷ USD trong 6 tháng
11:31' - 03/07/2025
Xuất khẩu nông lâm thủy sản là điểm nhấn của ngành trong 6 tháng đầu năm, đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024. Với kết quả này, xuất khẩu nông lâm năm 2025 có khả năng đạt 67 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Để xuất khẩu cao su đạt 3,3 tỷ USD
17:14' - 02/07/2025
Để hoàn thành kế hoạch này, ngành hàng cao su cần thực hiện nhiều giải pháp, phù hợp với đặc điểm từng thị trường; trong số đó là mục tiêu tiến sâu vào thị trường EU bằng sản phẩm chất lượng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni, Nhật Bản
21:16'
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp bàn mở rộng cao tốc: Cú hích hạ tầng vùng Tây Nam Bộ
20:38'
Chiều 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang đã làm việc với Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Xây dựng) về Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai bổ sung 600.000 m3 đá phục vụ dự án sân bay Long Thành
17:34'
Đồng Nai đã phân khai gần 8,4 triệu m3 đá phục vụ các cự án trọng điểm phía Nam. Trong số đó, sân bay Long Thành được phân khai hơn 4,3 triệu m3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu phân khai gần 1,8 triệu m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp gặp khó với các quy định pháp luật kinh doanh hiện thời
17:04'
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ ngày 19/5 tới nay, VCCI nhận được 220 phản ánh về những vướng mắc, khó khăn liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới
17:01'
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ hai (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu phương án hạn chế xe phát thải cao tại khu vực ô nhiễm
16:19'
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tính toán và đề xuất phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ gỡ vướng dự án, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
15:18'
Ngày 14/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Văn Lâu có buổi làm việc với các sở, ngành thành phố về thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Khẩn trương hành động cho vùng phát thải thấp
13:09'
Từ nay đến ngày 1/7/2026 không còn nhiều, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi phương tiện, đồng thời có các biện pháp tăng cường giao thông công cộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đón sóng đầu tư lớn từ các nền kinh tế APEC
12:59'
Hải Phòng được lựa chọn là nơi tổ chức ABAC III khẳng định các nhà đầu tư hàng đầu thế giới đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu tư kinh doanh và cơ hội phát triển tại khi đầu tư tại thành phố Cảng.