Cảnh tỉnh lao động "chui" ở nước ngoài
Và hậu quả không chỉ chính bản thân người lao động phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
39 người vừa bỏ mạng ở Anh là ai và điều gì đã khiến họ liều mình vượt biên giới? Hoàn cảnh nào đã đưa đẩy họ đến với đường dây vận chuyển người bất hợp pháp? Dẫu chưa thể khẳng định liệu có ai trong số những nạn nhân là người Việt Nam, nhưng vụ việc khiến chúng ta không khỏi đau đớn, bàng hoàng.
Vụ việc là một hồi chuông cảnh tỉnh khi thực tế có nhiều người Việt đã và đang bị những đường dây vận chuyển người bất hợp pháp lôi kéo dụ dỗ. Họ phải trả một số tiền lớn, để rồi phải chui lủi như những tội phạm trên cả chuyến đi.
* Vì sao nhiều người chấp nhận đến với lao động "chui"?
Trong nhiều năm qua, lợi dụng nhu cầu đi làm việc nước ngoài tăng cao, một số đối tượng đã dụ dỗ, lôi kéo, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo con đường bất hợp pháp.
Trong khi đó, có nhiều người muốn đi lao động ở nước ngoài nhưng không đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện của xuất khẩu lao động (XKLĐ) chính ngạch (phải có trình độ ngoại ngữ, tay nghề chuyên môn theo yêu cầu của nhà sử dụng, tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc…).
Một số người lại do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về pháp luật; số khác lại có tâm lý nôn nóng muốn làm giàu nhanh chóng và không chính đáng nên muốn đi nước ngoài nhanh theo con đường phi pháp; không lường hết được mọi khó khăn, nguy hiểm, thậm chí đánh đổi bằng cả tính mạng… nên trở thành nạn nhân của các đối tượng môi giới. Có những gia đình cả hai vợ chồng, hoặc anh em ruột cùng mắc bẫy “cò” XKLĐ.
Thực tế cho thấy, phần lớn người lao động đều ý thức được ngay từ đầu hình thức đi công khai hoặc bí mật để đạt mục đích trốn đi lao động ở nước ngoài, chỉ có số ít là người đi không nhận biết được do các đối tượng tự sắp xếp, móc nối với các cá nhân hay tổ chức cho ở lại lao động bất hợp pháp.Thế nhưng, dù nhận biết được những hệ lụy đó, nhiều người vẫn bất chấp tất cả, đánh cược tương lai, số phận và tiền bạc của mình cho những đối tượng không hề có thẩm quyền, chức trách trong lĩnh vực này.
* Thủ đoạn tinh vi
Hiện nay, việc lao động "chui" đang là một thực trạng nhức nhối và con số đang không ngừng tăng lên.
Theo cơ quan công an, các đối tượng thường sử dụng 3 hình thức để hoạt động tổ chức trốn và đưa người đi nước ngoài trái phép. Thứ nhất là tổ chức trốn bí mật bất hợp pháp; các đối tượng dẫn người qua đường tiểu ngạch (không giấy tờ - đường bộ) hoặc mua sắm thuyền vượt biển (đường biển), kể cả từ Việt Nam và qua nước thứ 2 để vượt biên sang nước thứ 3.
Thứ hai là tổ chức trốn dưới hình thức công khai bất hợp pháp; chúng có thể sử dụng hộ chiếu giả, giả mạo hồ sơ để được cấp hộ chiếu mang tên người khác hoặc dùng hộ chiếu, thẻ thường trú của người đã được định cư ở nước sở tại để quay vòng. Thậm chí có đối tượng còn tổ chức người theo kiểu tham quan du lịch đến nước thứ 2 rồi từ đó tìm cách trốn sang nước thứ 3 bằng đường bộ qua tiểu ngạch, vượt biển hay trốn trong xe container hàng hóa.
Và thứ ba là dưới dạng tham quan, du lịch, thăm thân; giả mạo hợp đồng lao động để được cấp visa lao động nhưng sau khi xuất cảnh tự tìm kiếm việc làm; hợp thức hóa thành người của công ty, doanh nghiệp để được ra nước ngoài hội chợ, hội thảo, khảo sát thị trường, ký hợp đồng hoặc có thể theo kiểu hợp thức hóa đi du học tự túc rồi trốn ra ngoài tìm kiếm việc làm…
Tuy nhiên, dù theo bất kỳ hình thức nào, những việc làm này đều bị pháp luật ngăn cấm. Song các đối tượng vẫn bất chấp mọi thủ đoạn để nhằm qua mặt cơ quan chức năng, kiếm lợi nhuận từ việc làm phi pháp.
* Hệ lụy khôn lường
Rời xa quê hương với hy vọng đổi đời, tuy nhiên rất nhiều người trong số họ bị bóc lột sức lao động, bị ngược đãi, quỵt tiền lương; nhiều người bị cảnh sát bắt giữ, phạt tiền; hay trục xuất về nước mà không được sự bảo hộ của bất kỳ nhà nước hoặc cơ quan tổ chức nào, để lại những món nợ khổng lồ cho người thân, gia đình; thậm chí một số trường hợp còn bị chết do tai nạn, dịch bệnh, thậm chí bị sát hại.
Vượt biên trái phép, lao động “chui” chính là người lao động đã tước đi quyền được bảo vệ của mình đồng nghĩa với đó sức khỏe, sự an toàn và tính mạng của lao động sẽ luôn có thể rơi vào tình trạng mất an toàn trong mọi trường hợp.
Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước Tống Hải Nam cho biết, những lao động đi làm việc ở nước ngoài theo kênh không chính thức (XKLĐ “chui”) sẽ không được pháp luật nước sở tại bảo vệ, kể cả khi bị chủ sử dụng ngược đãi, không trả lương hoặc trả lương thấp hơn quy định, hay khi điều kiện ăn ở và làm việc không bảo đảm.
Họ cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc khi bị sa thải, không được bảo hiểm y tế khi bị bệnh tật hay ốm đau, không được bảo hiểm rủi ro khi gặp rủi ro, tai nạn.
Ngoài ra, cảnh sát nước sở tại thường xuyên tổ chức các lực lượng để truy quét lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp.
Chính phủ các nước thường có chính sách phạt tiền lao động trái phép, trường hợp không nộp phạt sẽ bị buộc phải cải tạo lao động để đủ tiền nộp phạt.
Người lao động đã vi phạm quy định luật nhập cư của nước sở tại sẽ bị từ chối cấp visa và bị từ chối khi nhập cảnh lại nước đó.
Không chỉ mang đến nhiều rủi ro, hệ lụy cho người lao động, tình trạng XKLĐ “chui” còn gây nhiều khó khăn cho công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài do không ai quản lý, nhất là khi gặp tai nạn, rủi ro.
Hơn nữa, XKLĐ “chui” còn làm xấu đi hình ảnh lao động Việt Nam ở nước ngoài, gây ảnh hưởng không tốt chương trình hợp tác XKLĐ của nước ta với các nước.
* Tăng cường các biện pháp quản lý
Để ngăn chặn tình trạng XKLĐ trái phép, theo ý kiến của một số chuyên gia, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Đối với chính quyền cơ sở, cần tăng cường công tác quản lý công tác lao động di cư tự do.
Khi người dân xin xác nhận tờ khai thông tin cá nhân để làm thủ tục cấp hộ chiếu, chính quyền địa phương cần xem xét rõ thông tin, mục đích của việc xuất cảnh. Khi làm hộ chiếu, công an cần kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ, vấn đề xuất nhập cảnh của từng lao động.
Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội cần phối hợp các cơ quan truyền thông đại chúng phổ biến thường xuyên những vấn đề liên quan XKLĐ, từ cơ chế, chính sách của Nhà nước, danh sách các doanh nghiệp XKLĐ được cấp phép, đến các thị trường lao động, số lượng cần tuyển, điều kiện, thủ tục, mức phí đối với từng thị trường… để người dân dễ dàng nắm bắt được, tránh tình trạng người có nhu cầu đi XKLĐ bị “cò” môi giới lừa gạt.
Đối với người lao động, khi có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài nên trực tiếp đến cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội ở địa phương hoặc liên hệ với đường dây nóng của Cục Quản lý lao động ngoài nước để được giải đáp mọi vấn đề liên quan, không nghe theo môi giới.
Về lâu dài, Nhà nước cần quan tâm tạo việc làm thường xuyên cho người lao động, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, giúp người dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu trên chính quê hương, đất nước mình./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thảm kịch từ những đường dây buôn người: Bài 2 - Nguy hiểm và bất trắc nơi miền đất hứa
12:20' - 30/10/2019
Tại châu Âu, Vương quốc Anh là một trong những điểm đến chính của người nhập cư bất hợp pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Thảm kịch từ đường dây buôn người: Bài 1 - Hành trình sinh tử
19:47' - 29/10/2019
Vụ phát hiện thi thể 39 người di cư trong chiếc xe chở container đông lạnh ở gần London (Anh) vừa qua là một vụ việc đáng báo động, lặp lại nhiều thảm kịch về nhập cư bất hợp pháp.
-
Kinh tế Việt Nam
Anh và Việt Nam hợp tác xác định danh tính nạn nhân vụ 39 người nhập cư tử vong tại Essex
17:48' - 28/10/2019
Chiều 28/10, Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam đã ra thông cáo về vụ việc 39 người chết tại hạ Essex (Đông Bắc London, Anh).
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ phát hiện 39 thi thể người nhập cư vào Anh: Chuyển hồ sơ liên quan cho phía Việt Nam
16:24' - 28/10/2019
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, phía Anh hiện mới xử lý bước đầu được 4 trường hợp trong tổng số 39 nạn nhân tử vong trong một xe container đi vào Anh sáng 23/10.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.