Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng gặp khó về nguồn cát
Ngày 11/11, tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã làm việc với UBND thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang về tình hình triển khai các dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1.
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có mức đầu tư dự kiến hơn 44.690 tỷ đồng, tổng chiều dài cao tốc hơn 188 km, đi qua địa phận các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và được chia làm 4 dự án thành phần vận hành độc lập. Trong số đó, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ với chiều dài hơn 37 km, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.845 tỷ đồng.Theo báo cáo, Dự án thành phần 2 đi qua địa bàn thành phố Cần Thơ do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố làm chủ đầu tư. Hiện nay, địa phương hoàn thành cắm cọc giải phóng mặt bằng được 90%.
Dự án cũng đã hoàn thành khảo sát địa hình, thủy văn, địa chất; điều tra, thu thập các số liệu và thực hiện xong quan trắc, lấy mẫu thí nghiệm các thông số về môi trường phục vụ cho lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Về giải phóng mặt bằng, UBND thành phố Cần Thơ đang xem xét ban hành quyết định về việc giao nhiệm vụ đơn vị thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án. Đồng thời, xem xét chủ trương đầu tư xây dựng các khu tái định cư để phục vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tại cuộc họp, ông Mai Văn Tân, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hậu Giang cho biết, chiều dài cao tốc đi qua địa bàn tỉnh là 37 km với 230 hộ bị ảnh hưởng. Hiện nay, tỉnh đã thực hiện phê duyệt thiết kế cơ bản để cắm cọc giải phóng mặt bằng và cuối tháng 12/2022 sẽ tiếp tục phê duyệt thiết kế làm cơ sở lập dự án để trình phê duyệt theo kế hoạch. Mặc dù tiến độ cơ bản đạt so với kế hoạch, nhưng thành phố Cần Thơ và Hậu Giang đang lo ngại về vấn đề cát phục vụ thi công cao tốc. Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, dự án đi qua địa bàn Cần Thơ cần lượng cát lớn để san lấp cũng như xây dựng và thành phố đã chủ động tìm phương án; trong đó có tính toán đến phương án nhập cát. Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là dự án được thành phố quan tâm đặc biệt. Dự án dự kiến cần khoảng 5 triệu m3 cát san lấp và 600.000 m3 cát xây dựng. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang triển khai dự án đường vành đai phía Tây và cần thêm 1,7 triệu m3 cát. Với nhu cầu cát rất lớn, thành phố đã liên hệ với An Giang, Đồng Tháp, nhưng hai địa phương này vẫn chưa có ý kiến trả lời. Cần Thơ cũng làm việc với Sóc Trăng và Kiên Giang về việc sử dụng cát biển để triển khai dự án, nhưng đến nay phương án này cũng chưa khả thi. Ngoài ra, cử đoàn đi khảo sát ở Campuchia và đang tính toán chi phí vận chuyển. Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, cái khó hiện nay là chọn loại cát nào cho phù hợp, đạt tiêu chuẩn và vấn đề giá cả. Đây là hai việc khó trước mắt chưa thể giải quyết. Khó khăn của dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng là xác định nguồn vật liệu cát đắp nền đường. Hiện nay, nguồn cát đủ tiêu chuẩn sử dụng cho đường cao tốc tập trung ở khu vực các tỉnh đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu như An Giang, Đồng Tháp. Đối với nguồn cát khu vực các tỉnh hạ lưu sông Tiền và sông Hậu, qua khảo sát đánh giá chất lượng cát của khu vực này có hàm lượng bùn sét cao từ 35 - 48%, nếu sàng rửa có thể sử dụng được cho dự án. Tuy nhiên, do tỷ lệ hao hụt cao nên dẫn đến giá thành có thể tăng cao và hiện chưa có định mức cho sàng rửa cát nên khó khăn trong quá trình xác định dự toán chi phí thực hiện. Đồng thời, giá vật liệu xây dựng tăng cao hơn so với thời điểm lập dự án tiền khả thi, đòi hỏi các địa phương cần công bố chỉ số giá kịp thời sát biến động giá cả thị trường. Vì vậy, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cũng kiến nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn cho phép dự án đi qua nhiều tỉnh, thành phố thì áp dụng điều chỉnh giá theo phương án khối lượng trên địa bàn nào thì sử dụng chỉ số giá của địa bàn đó để điều chỉnh giá. Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đang thí nghiệm để sớm có vật liệu thay thế, nhưng đây là vấn đề kinh tế kỹ thuật, đòi hỏi tiến độ nên vật liệu hiện tại vẫn cần để san lấp chứ không thể dừng để chờ vật liệu thay thế. Ngoài ra, chủ đầu tư phải tính rõ phương án tìm vật liệu xây dựng và dự kiến kinh phí ngay từ đầu. Nếu dự án khởi công rồi, tổng kinh phí phát sinh vì giá vật liệu thì rất khó giải quyết. Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho rằng, trong trường hợp không thể dùng cát biển hoặc chi phí vận chuyển đắt hơn cát sông thì cần tính toán phương án khác. Đồng thời, lưu ý các địa phương tùy theo địa hình thực tế mà mạnh dạn điều chỉnh hướng tuyến cho phù hợp./. Thanh LiêmTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2
20:16' - 11/11/2022
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn năm 2022 các dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Sớm hoàn trả hiện trạng tuyến đường cho mượn thi công dự án cao tốc Bắc - Nam
12:20' - 11/11/2022
Kể từ ngày dự án cao tốc Bắc - Nam (đoạn Mai Sơn - QL45) được triển khai, số lượng xe có trọng tải lớn chở vật liệu đến thi công tăng đột biến dẫn đến nhiều tuyến đường bị xuống cấp nghiêm trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Gấp rút giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
16:57' - 10/11/2022
Đến thời điểm này, Ban Quản lý dự án giao thông Khu vực Cảng Cái Mép-Thị Vải đang gấp rút thực hiện các thủ tục liên quan đến giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.