Cấp điện cho miền Nam: Vẫn vướng ở khâu giải phóng mặt bằng
Để truyền tải hết công suất của các nhà máy trong Trung tâm điện lực Duyên Hải, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đang tập trung triển khai các dự án lưới điện đồng bộ cấp điện cho miền Nam. Mặc dù vậy, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng đang ảnh hưởng đến tiến độ các dự án nếu chủ đầu tư, nhà thầu thi công và chính quyền địa phương có đường dây đi qua không vào cuộc quyết liệt; trong đó, địa phương có vai trò quyết định.
Với tổng mức đầu tư 4.359 tỷ đồng, Đường dây 500 kV Nhiệt điện Duyên Hải - Mỹ Tho được xây dựng trên chiều dài 113 km, đi qua địa bàn 11 huyện, thị xã thuộc 4 tỉnh miền Tây Nam Bộ là Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang.
Ông Đoàn Tấn Phong, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) cho biết, khó khăn hiện nay là một số hộ dân chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Bên cạnh đó, một số vị trí người dân yêu cầu giá đền bù cao hơn quy định của Nhà nước. Thậm chí có hộ nằm ngoài hành lang tuyến cũng đề nghị được đưa vào diện đền bù.
Cụ thể, phần móng có 3 vị trí vướng nhất là vị trí 128 thuộc huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) đã đúc bê tông lót từ năm 2014 nhưng chủ đất không cho thi công do chưa đồng ý giá đền bù và yêu cầu bồi thường đất ruộng như đất thổ cư.
Vị trí 187 vượt sông Cổ Chiên thuộc xã Vĩnh Bình (Bến Tre) đã đóng cọc được 3/4 số lượng nhưng do thi công gây nứt nhà dân, đơn vị thi công đã đền bù thiệt hại nứt nhà được 17/20 nhà, còn 3 hộ yêu cầu đền bù giá quá cao nên chưa thương lượng được. Vị trí 196 vượt sông Tiền tại xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) các hộ dân vẫn chưa nhận tiền đền bù nên chưa bàn giao mặt bằng thi công đã làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Đội trưởng Đội thi công Công ty Xây lắp điện 2 cho biết đơn giá của tỉnh Tiền Giang áp bồi thường là hơn 2 triệu đồng/cây sầu riêng. Tuy nhiên, ngay tại vị trí 197, thuộc xã Ngũ Hiệp, hộ dân lại yêu cầu đền bù đến 12-17 triệu đồng/cây (tùy theo năm tuổi). Với hơn 200 cây sầu riêng bị ảnh hưởng chủ yếu là lâu năm nên ngoài đơn giá của tỉnh hỗ trợ, dân còn yêu cầu bồi thường thêm 487 triệu đồng.
Trong khu vực tỉnh Trà Vinh, Đường dây 500kV Duyên Hải-Mỹ Tho đi qua 5 huyện là Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành và Càng Long với tổng số 122 vị trí cột. Đến thời điểm hiện tại đã bàn giao mặt bằng thi công toàn bộ móng. Phần móng và hành lang làm ảnh hưởng đến 1.626 hộ, hiện chỉ còn 101 hộ chưa nhận tiền đền bù do khiếu nại về đơn giá.
Tổng Công ty CP Xây dựng điện Việt Nam (VNECO) là đơn vị có khối lượng thi công lớn nhất gồm 60 vị trí với chiều dài 29,5km đi qua địa bàn 3 huyện Cầu Ngang, Châu Thành và Càng Long. Tại khoảng néo 91 - 92 ở huyện Càng Long đơn vị thi công đang rải dây, ông Ngô Huy Cường, Phó Tổng Giám đốc khẳng định đến 15/11 sẽ hoàn thành kéo dây trong cung đoạn đơn vị đảm nhiệm.
Trong khu vực tỉnh Bến Tre, đường dây đi qua huyện Chợ Lách còn 10/149 hộ chưa nhận tiền đền bù do khiếu nại về đơn giá. Ông Võ Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc Công ty Xây lắp điện 1 cho biết, tỉnh đã chỉ đạo huyện và thống nhất đơn giá đền bù, thiệt hại đến đâu thì trả đến đó. Mặc dù vậy, 3 hộ trong diện giải phóng mặt bằng tại vị trí 187 yêu cầu đền bù cả những diện tích không bị ảnh hưởng. Nếu không xử lý rốt ráo thì cũng sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các hộ khác.
Đường dây đi qua tỉnh Tiền Giang, có 46 vị trí cột đi qua huyện Châu Thành, Cai Lậy và thị xã Cai Lậy còn 40/351 hộ ở huyện Cai Lậy chưa nhận tiền do khiếu nại đơn giá đền bù. 308/387 hộ ở thị xã Cai Lậy đang tiếp tục chi trả tiền đền bù và tại đây, các hộ cũng chưa cho đơn vị thi công dựng trụ. Tại huyện Châu Thành chỉ còn 2 hộ phần hành lang chưa nhận tiền do khiếu nại đơn giá.
Ông Hồ Phi Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4 cho biết vị trí 128 thuộc xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long là vị trí khó khăn nhất trong gói thầu đơn vị đảm nhiệm do dân yêu cầu tiền đền bù gần mặt đường từ hơn 200 triệu lên hơn 500 triệu đồng mặc dù ở vị trí số 3 (cách quốc lộ 100m) và là đất nông nghiệp, không phải là vị trí 1.
Không chỉ Đường dây 500kV Duyên Hải-Mỹ Tho vướng ở giải phóng mặt bằng, mà các dự án lưới điện 220kV đồng bộ với TBA 500 kV Cầu Bông như đường dây 220 kV Cầu Bông - Đức Hòa hiện nay vẫn chưa xong phương án giá, nên chưa có phương án bồi thường. Các hộ đề nghị phải trả tiền mới cho kéo dây. Trong đó, phần móng và hành lang tuyến đều vướng ở huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Đà 11 cho biết, riêng vị trí 34 thuộc xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, phải mất 1 năm rưỡi đàm phán mới xong giải phóng mặt bằng. “Nếu đến khoảng 10/10 xong phương án đền bù thì đến cuối tháng 10, đơn vị sẽ hoàn thành hơn 20km của gói thầu, từ vị trí 1-40. Tiến độ bị chậm so với hợp đồng là bàn giao tháng 12/2014”, ông Sơn nói.
Đối với Đường dây 220kV Cầu Bông - Hóc Môn –nhánh rẽ Bình Tân đi qua địa bàn các xã Tân Phú Trung, Tân Thạnh Đông, Bình Mỹ thuộc huyện Củ Chi; các xã Đông Thạnh, Tam Thới Thôn thuộc huyện Hóc Môn và các phường Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp thuộc Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh.
Đến thời điểm đầu tháng 10 này, theo SPMB, các địa phương cũng chưa thông qua phương án giá để trình thành phố phê duyệt nên chưa có phương án bồi thường phần móng và phần hành lang tuyến. Tại vị trí 43, giá bồi thường do Nhà nước quy định là 150 triệu thì dân yêu cầu bồi thường 2 tỷ đồng, vì vậy, dự án khó đáp ứng tiến độ theo kế hoạch trong tháng 12/2015. Toàn bộ khối lượng thi công hiện nay là do SPMB và nhà thầu thi công thương lượng, vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng.
Về việc này, theo ông Đoàn Tấn Phong, Thủ tướng Chính phủ đã 2 lần có Công điện chỉ đạo UBND Tp. Hồ Chí Minh đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để đóng điện dự án trong tháng 9/2015. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVNNPT, SPMB sau nhiều lần đăng ký đã họp được với UBND Tp. Hồ Chí Minh trong tháng 9 vừa qua để đề xuất phương án tháo gỡ vướng mắc nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có tiến triển.
Tại cuộc giao ban tiến độ các dự án lưới điện cấp bách cấp điện cho miền Nam diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 8/10, ông Đặng Phan Tường, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPT cho biết thời gian tới, Tổng công ty sẽ tích cực phối hợp với các địa phương tháo gỡ một số cơ chế chính sách trong bồi thường, áp giá đền bù nhằm hoàn thành sớm công tác giải phóng mặt bằng.
Ông Đặng Phan Tường cũng yêu cầu các nhà thầu xây lắp đẩy nhanh tiến độ thi công khi được bàn giao mặt bằng, phấn đấu đóng điện Đường dây 500kV Duyên Hải-Mỹ Tho trong quý 1/2016 trước khi phát điện tổ máy 1 NMNĐ Duyên Hải 3. Đối với 3 dự án còn lại là TBA 500kV Mỹ Tho và đấu nối, hai đường dây 220kV Cầu Bông - Đức Hòa và Cầu Bông - Hóc Môn – nhánh rẽ Bình Tân phải hoàn thành trong năm nay. Nếu dự án chậm một ngày, thiệt hại sẽ vô cùng lớn.
“Không thể để một vài hộ dân mà làm ảnh hưởng đến toàn bộ các dự án”, ông Tường đề nghị./.
Mai Phương
- Từ khóa :
- điện lực
- cấp điện cho miền Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp điện cho miền Nam: Vẫn vướng ở khâu giải phóng mặt bằng
15:00' - 08/10/2015
Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia đang tập trung triển khai các dự án lưới điện đồng bộ cấp điện cho miền Nam để truyền tải hết công suất của các nhà máy trong Trung tâm điện lực Duyên Hải.
-
Doanh nghiệp
Tái cơ cấu EVN: Gắn trách nhiệm của người đứng đầu
11:02' - 26/09/2015
EVN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt cơ chế đặc thù trước cổ phần hóa đối với 3 Tổng Công ty Phát điện (GENCO).
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 1/1/2016, EVN sẽ tiếp nhận cấp điện trên đảo Bạch Long Vĩ
09:27' - 25/09/2015
Được cung ứng đủ điện, chắc chắn kinh tế của Bạch Long Vĩ sẽ phát triển mạnh, nhất là thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ hậu cần nghề cá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường dây 500kV Sơn La-Lai Châu sẽ về đích trước tiến độ
09:25' - 25/09/2015
Dự án đường dây 500kV Sơn La-Lai Châu hoàn toàn có khả năng đóng điện vào ngày 15/10, trước tiến độ nửa tháng.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN tiếp tục rút ngắn chỉ số tiếp cận điện năng
13:04' - 19/09/2015
EVN tiếp tục rút ngắn thời gian các bước thực hiện của ngành điện để cấp điện cho các khách hàng đấu nối vào lưới điện trung áp từ 18 ngày xuống còn 10 ngày.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất cơ cấu biểu giá điện mới
17:47' - 17/09/2015
EVN đang xây dựng Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện và lấy ý kiến đóng góp tổng hợp từ các cơ quan quản lý, các hiệp hội, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và khách hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
22:37' - 22/01/2025
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Kim Thành 2, Hải Dương
22:07' - 22/01/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 211/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Thành 2 (giai đoạn 1), tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới
20:03' - 22/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản tại Singapore
19:34' - 22/01/2025
Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản duy trì vị trí thứ 5 trong 12 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD
19:33' - 22/01/2025
Sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann.
-
Kinh tế Việt Nam
Cung vượt xa cầu, ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám
19:06' - 22/01/2025
Nhìn chung bức tranh sản xuất kinh doanh của toàn ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
17:22' - 22/01/2025
Trong năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường quản lý nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng các chế tài, xử lý mạnh hơn hành vi buôn lậu động vật
17:22' - 22/01/2025
Tình trạng buôn lậu, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam đang là vấn đề “nóng” mà ngành chăn nuôi phải đối mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ gặp khó
17:21' - 22/01/2025
Xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024 bởi nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.