Cập nhật COVID-19 ngày 31/5: Diễn biến mạnh tại khu vực châu Mỹ Latinh, Việt Nam 0 ca mới
Cập nhật mới nhất COVID-19 trên trang mạng worldometers.info cho biết, tính đến 6h ngày 31/5 (giờ Việt Nam), thế giới có hơn 6,1 triệu người mắc bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 trong đó hơn 370.000 người đã tử vong.Số bệnh nhân khỏi bệnh là hơn 2,72 triệu người. Số bệnh nhân đang điều trị trên toàn cầu là hơn 3 triệu ca với 2% số này trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch.
Dịch bệnh đang diễn biến mạnh tại khu vực châu Mỹ Latinh, khu vực bị cho là điểm nóng dịch bệnh mới. Quốc gia chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực là Brazil với gần 500.000 ca mắc bệnh và gần 29.000 ca tử vong. Như vậy, với hàng chục nghìn ca bệnh mới phát hiện mỗi ngày, tổng số ca mắc COVID-19 tại Brazil đã tăng gấp đôi chỉ sau 2 tuần.
Còn tại Việt Nam, cập nhật 6h ngày 31/5, 0 ca mắc mới. Tính đến giờ, Việt Nam có 328 ca mắc COVID-19.
DIỄN BIẾN CHÍNH VỀ DỊCH COVID-19 TRONG 24H QUA
* Ngày 30/5, Ủy ban Giám sát và quản lý tài sản Trung Quốc (SASAC) cho biết nhiều khả năng nước này sẽ có thể cung cấp ra thị trường một loại vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ngay từ cuối năm nay.
*Cùng ngày, Bộ Y tế Nga thông báo các nhà khoa học nước này lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 trong vòng 2 tuần tới.*Ngày 30/5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cảnh báo Israel có thể phải đối mặt với việc phong tỏa đất nước nếu người dân không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch COVID-19.
*Chỉ dẫn trong sắc lệnh của Chính phủ Italy công bố ngày 30/5 cho biết từ ngày 3/6, công dân thuộc các nước Schengen và Anh tới Italy sẽ không bắt buộc phải cách ly 14 ngày; quy định cũng áp dụng với công dân các nước châu Âu ngoài Schengen kể từ ngày 15/6.
Mặc dù Chính phủ Italy đã công bố thời điểm mở cửa biên giới, tuy nhiên một số nước châu Âu như Hy Lạp, Áo, Thụy Sĩ… vẫn quyết định đóng cửa với Italy.* Khi các bệnh nhân tại Bỉ lo sợ mình đã nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và đến Bệnh viện Đại học Antwerp để khám, gương mặt đầu tiên họ nhìn thấy không phải là một y tá ở quầy tiếp tân mà là một robot có hình dáng như người.* Ngày 29/5, Bộ Ngoại giao Singapore thông báo nước này và Trung Quốc đã nhất trí sẽ mở "làn nhanh" cho đi lại thiết yếu vì các mục đích kinh doanh và công vụ từ đầu tháng Sáu tới.
*Một ngày trước khi lệnh phong tỏa toàn quốc giai đoạn 4 kết thúc, ngày 30/5, Chính phủ Ấn Độ đã công bố tài liệu hướng dẫn mới gia hạn lệnh phong tỏa tại “các vùng ngăn chặn” dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho đến ngày 30/6, đồng thời quy định tất cả các hoạt động kinh tế có thể được nối lại theo từng giai đoạn bên ngoài những khu vực trên.
*Tại Iran, điểm nóng dịch bệnh của khu vực Trung Đông, tuyên bố cho phép mở cửa các đền thờ trên cả nước để phục vụ các hoạt động cầu nguyện tập thể hằng ngày dù số ca nhiễm mới ở quốc gia này có dấu hiệu tăng trở lại sau thời gian giảm.
Mặc dù dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa, giới chức Iran thận trọng lưu ý người dân tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống khi dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn.
*Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo số lượng người “mất an ninh lương thực nghiêm trọng” – những người chịu cảnh đói do không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu lương thực, cả về khối lượng lẫn độ đa dạng – tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe có thể tăng gấp 4 lần trong năm nay.
Cụ thể, khu vực này khép lại năm 2019 với 3,4 triệu người “mất an ninh lương thực nghiêm trọng”, nhưng với tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, con số này có thể tăng thêm hơn 10 triệu người trong năm nay và lên tới 13,7 triệu người vào cuối năm.
*Đây cũng là ngày mà các thể chế tài chính lớn trên thế giới gồm Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) thông qua các biện pháp quan trọng hỗ trợ các nước chống dịch COVID-19.
Ban Giám đốc điều hành IMF đã thông qua việc mở Cơ chế Tín dụng linh hoạt (FCL) với tổng trị giá lên tới 23,93 tỷ USD trong hai năm để giúp Chile đối phó với tác động tiêu cực của đại dịch. Hội đồng quản trị của WB cũng đã phê duyệt 250 triệu USD hỗ trợ chương trình ứng phó khẩn cấp của Indonesia khắc phục tác động của dịch COVID-19.
*Cùng ngày, Chính phủ Đức và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói cứu trợ hãng hàng không Lufthansa giúp hãng hàng không hàng đầu của châu Âu tránh nguy cơ phá sản.
>>>CẬP NHẬT MỚI NHẤT DỊCH COVID-19 TẠI ĐÂY
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Australia và kế hoạch “thoát Trung” hậu COVID-19
05:30' - 31/05/2020
Đại dịch COVID-19 đang khiến kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng do sự phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, trong đó Australia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật dịch COVID-19 tối 30/5: 44 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng
18:36' - 30/05/2020
Cập nhật mới nhất tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam tính đến 18h ngày 30/5, Việt Nam qua 44 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc đại lục tiếp tục ghi nhận không có ca lây nhiễm COVID-19 nội địa
10:59' - 30/05/2020
Ngày 30/5, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo trong ngày 29/5 tại Trung Quốc đại lục không có ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong cộng đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
EU thu thập dữ liệu về sử dụng thuốc chữa sốt rét để điều trị COVID-19
07:55' - 30/05/2020
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu cho biết các chuyên gia chăm sóc y tế sẽ phải theo dõi chặt chẽ bệnh nhân mắc COVID-19 đang dùng thuốc sốt rét hydroxychloroquine vì những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.