Cập nhật COVID sáng 21/5: EU mâu thuẫn trong mở lại biên giới, Việt Nam 0 ca mắc mới
Cập nhật mới nhất COVID-19 theo thống kê của worldometers.info, tính đến 6h sáng 21/5 (theo giờ Việt Nam), đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 329.126 người trên toàn cầu, tăng 4.572 người so với 24h trước.
Số ca mắc COVID-19 tính đến thời điểm này trên toàn cầu đã lên tới 5.078.019 người, tăng 95.082 người.Mỹ tiếp tục là nước có số ca tử vong cao nhất thế giới với 94.888 người (tăng 1.355 người), tiếp đó là Anh với 35.704 người (tăng 363 người), Italy với 32.330 người (tăng 161 người), Pháp với 28.132 người (tăng 110 người) và Tây Ban Nha với 27.888 người (tăng 110 người).Nga vẫn là ổ dịch lớn thứ hai của thế giới sau Mỹ với 308.705 ca mắc COVID-19, tăng 8.764 ca so với 24 giờ trước. Hiện dịch COVID-19 đã xảy ra tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên thế giới cũng có 2.019.080 người được điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên vẫn còn 45.764 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, chiếm 2% tổng số bệnh nhân đang được điều trị.Còn tại Việt Nam tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 21/5: Đã 35 ngày Việt Nam bảo vệ đựơc thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch COVID-19 là không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. 184 ca mắc bệnh từ bên ngoài sau khi nhập cảnh đã được cách ly ngay.Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 7.945 người.
DIỄN BIẾN CHÍNH DỊCH COVID-19 TRONG 24H QUA
*27 nước EU mâu thuẫn trong vấn đề mở lại biên giới
27 nước EU đã không đạt được đồng thuận trong lộ trình mở lại biên giới vào mùa hè theo đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC).Bộ trưởng Du lịch Croatia, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, cho rằng cần thảo luận thêm về cách áp dụng “gói các biện pháp về du lịch” vì châu Âu không thể liều lĩnh chấp nhận rủi ro sau khi vừa trải qua hơn một tháng phong tỏa. Theo ông, các nước cần mở lại biên giới một cách có trách nhiệm bằng cách ký các thỏa thuận song phương, nhất là giữa các nước có cùng cấp độ dịch bệnh, để đảm bảo dịch không bùng phát trở lại. Đối với những nước có diễn biến dịch nguy hiểm thì cần làm thận trọng hơn và nên mở lại biên giới sau các nước khác.
Pháp yêu cầu phải có sự phối hợp tốt hơn giữa các quốc gia. Mục tiêu của Paris là mở lại biên giới nội bộ EU từ ngày 15/6, nhưng phải đảm bảo tránh để xảy ra mở cửa ở nhiều tốc độ khác nhau. Trong khi đó, Đức muốn tập hợp 11 quốc gia phía Nam EU để bàn cách phối hợp mở lại biên giới.Hiện tại, các nước trong khu vực Schengen đang áp dụng các biện pháp mở cửa biên giới không đồng bộ nhau. Italy tuyên bố mở lại biên giới và sân bay từ ngày 3/6. Hy Lạp dự kiến nối lại các chuyến bay đến từ ngày 1/7; cho phép khách sạn, nhà hàng hoạt động trở lại từ ngày 15/6; đồng thời giảm thuế một số dịch vụ và mặt hàng như phà, chuyến bay, xe buýt, đồ uống không cồn…*Triển vọng khả quan từ vaccine INO-4800 của Mỹ
Vaccine thử nghiệm INO-4800 do Công ty Inovio của Mỹ điều chế để phòng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cho thấy đã tạo ra kháng thể bảo vệ và phản ứng của hệ miễn dịch ở chuột.
Các tác giả nghiên cứu cho biết đã phát hiện các kháng thể sinh ra trong phổi của chuột được tiêm vaccine INO-4800. Công ty Inovio có kế hoạch thử nghiệm vaccine ở những loài động vật lớn hơn như khỉ và thỏ. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu dự kiến tiến hành thử nghiệm chủ động đưa virus vào cơ thể của một loài vật đã tiêm vaccine, sau đó đánh giá hiệu quả phòng bệnh của vaccine này.*Dịch COVID-19 tại châu MỹMỹ đã quyết định gia hạn hạn chế các hoạt động qua lại không cấp thiết qua đường biên giới giữa nước này với Canada và Mexico, nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo Bộ An ninh nội địa Mỹ, nhu vậy lệnh đóng cửa đường biên giới - được công bố ngày 20/3 vừa qua sẽ được gia hạn đến ngày 22/6 tới và được xem xét lại sau mỗi 30 ngày.Nga thông báo số ca tử vong vì mắc bệnh COVID-19 trong 24 giờ qua tại nước này ở mức cao nhất từ trước đến nay, với 135 trường hợp. Tuy nhiên, số bệnh nhân mắc COVID-19 mới trong ngày lại ở mức thấp nhất, với 8.764 trường hợp.
Chính phủ Tây Ban Nha đang tìm cách thuyết phục quốc hội kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia thêm hai tuần, tức đến ngày 7/6 sau khi lệnh khẩn cấp hiện tại để ứng phó với đại dịch COVID-19 sẽ hết hạn ngày 23/5. Theo kế hoạch, Quốc hội Tây Ban Nha sẽ bỏ phiếu về đề xuất này trong ngày 20/5.
Tại Pháp, 3 thị trấn ở Tây Nam nước Pháp sẽ phải đóng cửa các bãi biển chỉ vài ngày sau khi được phép hoạt động trở lại sau hai tháng phải đóng cửa chống dịch. Lý do là nhiều du khách không tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội khi ra biển. Kể từ khi lệnh phong tỏa được nới lỏng hôm 18/5, Pháp đã ghi nhận sự xuất hiện của 8 ổ dịch mới ở miền Đông, nơi từng xuất hiện ca nhiễm đầu tiên. Chính phủ Pháp đang cân nhắc tổ chức hay hoãn vòng bầu cử địa phương thứ hai vào tháng Sáu tới.Đại học Cambridge của Anh sẽ duy trì việc giảng dạy và học tập online ít nhất đến mùa Hè năm 2021 do dịch bệnh. Đây là trường đại học đầu tiên ở Anh lên kế hoạch cho năm học mới bắt đầu từ tháng Chín.Quyết định của Đại học Cambridge được đưa ra trong bối cảnh nước Anh đang tranh cãi về sự an toàn cho sinh viên khi trở lại trường. Các bộ trưởng có kế hoạch mở một phần trường tiểu học từ ngày 1/6 nhưng các đoàn thể và hội đồng địa phương lo ngại về sự an toàn của học sinh.Anh là nước ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất châu Âu và nhiều thứ hai thế giới, sau Mỹ, hiện là 35.341 ca tử vong trong số 248.818 ca nhiễm.Toàn bộ các sân bay ở Italy có thể mở cửa trở lại kể từ ngày 3/6, thời điểm mà các chuyến bay liên vùng, cũng như các chuyến bay quốc tế sẽ lại được phép hoạt động.
Trước đó, kể từ ngày 18/5, Italy đã cho phép mở cửa trở lại các cửa hàng, cửa hiệu, quán bar, nhà hàng và các hiệu cắt tóc, làm đẹp trên phạm vi toàn quốc. Ngoài ra, người dân cũng được phép đi lại tự do ở trong phạm vi từng vùng. Cũng theo kế hoạch của Chính phủ Italy, đến ngày 3/6, Italy sẽ cho phép du khách, công dân các nước thuộc Liên minh châu Âu và khu vực Schengen tự do đi lại đến Italy. Ngoài ra, người dân Italy cũng sẽ được tự do đi lại giữa các vùng trên cả nước bắt đầu từ thời điểm này.Hy Lạp sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế vào ngày 1/7 sau khi tái khởi động mùa du lịch vào ngày 15/6 tới nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong bối cảnh lệnh phong tỏa do dịch bệnh COVID-19 đã kết thúc.Hy Lạp đã ban bố lệnh phong tỏa trên toàn quốc kể từ ngày 23/3 và các biện pháp hạn chế dần được dỡ bỏ kể từ ngày 4/5 vừa qua. Các trung tâm mua sắm, cửa hàng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống và chăm sóc cơ thể được mở cửa trở lại trong ngày 18/5. Các địa điểm khảo cổ, sở thú và vườn bách thảo mở cửa đón khách tham quan từ ngày 18/5, song vẫn áp dụng các quy tắc phòng dịch nghiêm ngặt.*Dịch COVID-9 tại châu ÁNgày 20/5, số ca mắc COVID-19 tại Hàn Quốc đã tăng lên 11.110 ca sau khi có thêm 32 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, số ca tử vong vẫn là 263 ca. Mặc dù số ca nhiễm mới tăng trở lại mức trên 30 ca, song có thể nói Hàn Quốc đã dần kiểm soát được tình hình từ vụ lây nhiễm tập thể ở Itaewon. Tại Nhật Bản, Chính phủ đang cân nhắc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh COVID-19 tại 3 tỉnh thuộc khu vực Kansai vào ngày 21/5.Một trong những tiêu chí quan trọng mà Chính phủ Nhật Bản đưa ra để dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở địa phương là tỷ lệ số ca nhiễm mới trên 100.000 dân giữ ở mức tối đa 0,5 trong 7 ngày liên tiếp. Cho đến thời điểm này, 3 tỉnh ở khu vực Kansai gồm Osaka, Kyoto và Hyogo đã đáp ứng tiêu chí này.Trong khi đó, thủ đô Tokyo và tỉnh lân cận Kanagawa vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí trên dù số ca nhiễm mới đang giảm. Ngày 19/5, Tokyo chỉ ghi nhận thêm 5 ca nhiễm mới. Đây là ngày thứ 10 liên tiếp số ca nhiễm mới ở thành phố này dưới 30 ca. Chính phủ Nhật Bản sẽ theo dõi tình hình lây nhiễm và hiện trạng của hệ thống y tế trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp.
Tại Singapore, các biện pháp phong tỏa nhằm đối phó với dịch COVID-19 đang được áp dụng sẽ chính thức kết thúc vào ngày 1/6 và "đảo quốc sư tử" sẽ dần khởi động lại nền kinh tế theo 3 giai đoạn trong vài tháng sau đó.Cụ thể, bắt đầu từ ngày 2/6, Singapore sẽ thực hiện giai đoạn 1 một cách hết sức thận trọng, theo đó nhiều hạn chế vẫn sẽ được tiếp tục áp dụng như hiện nay. Nếu tình hình diễn biến thuận lợi sẽ triển khai giai đoạn chuyển tiếp thứ hai, có thể kéo dài trong vài tháng. Các biện pháp kiểm soát sẽ được nới lỏng trong giai đoạn 3 dưới trạng thái "bình thường mới" cho tới khi có vaccine phòng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.Tại Indonesia, trong ngày 20/5, nước này có thêm 693 ca nhiễm mới, mức tăng cao nhất trong một ngày và đưa tổng số ca nhiễm lên 19.189 ca. Số ca tử vong mới là 21 ca, đưa tổng số ca tử vong lên 1.242 ca.Philippines ghi nhận thêm 279 ca nhiễm mới, cao nhất trong một ngày trong vòng 9 ngày qua và nâng tổng số ca nhiễm lên 13.221 ca, trong khi tổng số ca tử vong cũng tăng lên 842 ca. Bộ trưởng Y tế Francisco Duque nhận định Philippines đang đối mặt với làn sóng nhiễm COVID-19 thứ 2. Campuchia đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với du khách đến từ Italy, Iran, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Mỹ, từng áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Tuy nhiên, khách nước ngoài sẽ vẫn phải có một chứng nhận khẳng định họ không nhiễm virus trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh và phải chứng minh có bảo hiểm y tế trị giá 50.000 USD trong thời gian lưu trú tại Campuchia. Họ cũng sẽ phải cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh tại khu vực được chính phủ chỉ định và phải xét nghiệm virus gây bệnh./.>>>CẬP NHẬT MỚI NHẤT DỊCH COVID-19 TẠI ĐÂY
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Vaccine phòng COVID-19 của công ty dược phẩm Mỹ tạo kháng thể ở chuột
21:23' - 20/05/2020
Kết quả điều chế vaccine phòng virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho thấy đã tạo ra kháng thể hiệu quả và phản ứng của hệ miễn dịch ở chuột.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật COVID-19 tối 20/5: 0 ca mới, 34 ngày Việt Nam không có ca lây trong cộng đồng
18:40' - 20/05/2020
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, tính đến 18 giờ ngày 20/5 không có thêm ca mắc mới. 184 ca mắc bệnh từ bên ngoài sau khi nhập cảnh đã được cách ly ngay.
-
Kinh tế Thế giới
Để tất cả cùng thắng trong cuộc đua tìm kiếm vaccine ngừa COVID-19
16:05' - 20/05/2020
Dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 320.000 người trên thế giới, làm hệ thống y tế của nhiều quốc gia quá tải và hàng tỷ người dân hạn chế ra ngoài, phần lớn nền kinh tế thế giới tê liệt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này