Cập nhật mới nhất COVID-19 Việt Nam và thế giới sáng 2/5: Mỹ tăng trở lại ca tử vong
Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 đến 6h sáng ngày 2/5 (giờ Việt Nam) trên trang worldometers.com cho thấy, dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 239.302 người trên toàn thế giới, với 90% số ca tử vong là tại châu Âu và Mỹ.
Trong bảng cập nhật số liệu mới nhất dịch COVID-19, Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới với 1.128.555 ca mắc và 65.668 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 và tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Mỹ lần lượt chiếm gần 33% và gần 27% trong tổng số ca mắc và tổng số ca tử vong của thế giới.Xếp sau Mỹ là Tây Ban Nha với 242.988 ca mắc bệnh và 24.824 ca tử vong. Italy có 207.428 ca mắc bệnh và 28.236 ca tử vong. Ổ dịch lớn thứ 4 trên thế giới là Anh với 177.454 ca nhiễm và 27.510 ca tử vong. Như vậy, vượt qua Pháp, Anh đã trở thành nước có số ca tử vong lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Italy.Đứng sau Anh là Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran. Với số ca mắc và ca tử vong ở thời điểm hiện tại, Brazil đã lọt vào danh sách 10 quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới. Trung Quốc hiện đã xuống vị trí thứ 11.Tính chung trên thế giới 24h qua đã có 91.044 ca nhiễm mới, đưa tổng số người nhiễm virus này lên 3.394.965 người. Với việc có thêm Tajikistan và Comoros công bố các ca mắc COVID-19 đầu tiên, dịch bệnh này đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.Thế giới cũng hiện có 1.079.298 bệnh nhân mắc COVID-19 được chữa khỏi trong khi vẫn còn 51.332 bệnh nhân nặng và nguy kịch, chiếm 2% tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị.Còn tại Việt Nam, tính từ 6h sáng ngày 16/4 đến 6h sáng ngày 2/5: Việt Nam bước sang ngày thứ 16 không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Hiện tổng số người mắc COVID-19 ở Việt Nam là 270 ca. Hiện 53 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh, tăng 2 ca so với ngày hôm qua sau khi có thêm 2 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh (bệnh nhân 124 và bệnh nhân 235) dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2. Đây là 2 trường hợp liên quan đến ổ dịch quán bar Buddha và dương tính sau 15 ngày xuất viện. Như vậy, tính đến sáng 2/5, Việt Nam có 217 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh.NHỮNG ĐIỂM CHÍNH DIỄN BIẾN MỚI NHẤT DỊCH COVID-19 TRONG 24 GIỜ QUA*WHO tuyên bố virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc tự nhiênNgày 1/5, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Michael J. Ryan tuyên bố WHO chắc chắn rằng virus Corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có nguồn gốc tự nhiên, đồng thời khẳng định việc xác định vật chủ tự nhiên của virus là vô cùng quan trọng.
Cùng ngày, Tổng giám đốc WHO tuyên bố dịch COVID-19 vẫn là "tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế" (PHEIC) khi mà bệnh lây lan ngày càng rộng tại các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém. *Mỹ cho phép dùng Remdesivir để điều trị bệnh nhân COVID-19Ngày 1/5 (giờ Mỹ), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép công ty Gilead Sciences sử dụng khẩn cấp thuốc kháng virus Remdesivir để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Công ty Gilead Sciences cũng sẽ tặng 1 triệu lọ thuốc để trợ giúp các bệnh nhân.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã lên kế hoạch đẩy nhanh việc bào chế vaccine với mục tiêu có 100 triệu liều vào cuối năm 2020. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết các thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo một vaccine thực sự an toàn và hiệu quả có thể mất tối thiểu 12-18 tháng.Sau hai ngày giảm liên tục, Mỹ lại trải qua 3 ngày liên tiếp có số ca tử vong tăng trở lại, đều ở ngưỡng trên 2.000 người/ngày.
Trước tình hình này, theo bước Jet Blue, ba hãng hàng không lớn của Mỹ gồm Delta Air Lines Inc, American Airlines Group Inc và Frontier Airlines thông báo áp dụng quy định yêu cầu các hành khách đeo khẩu trang trên các chuyến bay để tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.Về kinh tế, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, GDP của Mỹ trong quý I/2020 đã giảm mạnh ở mức 4,8%. Đây là mức giảm theo quý mạnh nhất kể từ quý IV/2008, chấm dứt hơn một thập niên tăng trưởng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.*Vũ Hán ngày thứ 57 liên tiếp không có ca mắc mớiTheo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong 12 trường hợp mắc mới COVID-19 tại Trung Quốc đại lục trong ngày 30/4, có 6 ca từ nước ngoài đến, và không có thêm bất cứ trường hợp tử vong nào vì COVID-19.Theo Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, ngày 30/4 là ngày thứ 27 liên tiếp kể từ ngày 4/4, Hồ Bắc không có thêm ca lây nhiễm mới nào. Trong khi đó, thủ phủ Vũ Hán ngày 30/4 là ngày thứ 57 liên tiếp không có ca lây nhiễm mới.Với các tín hiệu tích cực này, tỉnh Hồ Bắc sẽ hạ mức ứng phó khẩn cấp liên quan tới dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ mức cao nhất xuống mức cao thứ hai bắt đầu vào hôm nay 2/5. Sau hơn 3 tháng triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, tỉnh Hồ Bắc cơ bản không còn tình trạng lây lan của virus SARS-CoV-2. Trước đó, ngày 22/1, Hồ Bắc đã áp đặt tình trạng ứng phó khẩn cấp thứ hai và nâng lên cấp cao nhất vào ngày 24/1 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.*Châu Âu là lục địa chịu tác động nặng nề nhất của dịch Theo số liệu của hãng tin AFP tổng hợp từ các nguồn chính thức tính tới 17h 40 phút ngày 1/5 (giờ GMT, tức 0h 40 phút ngày 2/5 giờ Hà Nội), số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu đã vượt ngưỡng 140.000 người.Châu Âu là lục địa chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 1.495.293 ca mắc bệnh và 140.096 ca tử vong trong số 234.987 người tử vong vì dịch bệnh trên khắp thế giới.Tại tâm dịch lớn nhất của châu Âu, tính đến thời điểm hiện tại, Tây Ban Nha ghi nhận gần 240.000 trường hợp mắc bệnh COVID-19 và gần 25.000 trường hợp tử vong.Giữa tháng 3 vừa qua, Tây Ban Nha đã áp đặt các biện pháp phong tỏa được cho là nghiêm ngặt nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong những ngày qua, Tây Ban Nha bắt đầu nới lỏng các hạn chế và lên kế hoạch từng bước dỡ bỏ lệnh phong tỏa trong tháng này.
Theo dự báo, GDP của Tây Ban Nha trong năm 2020 sẽ giảm 9,2%. Chính phủ Tây Ban Nha cũng điều chỉnh tăng mức dự báo thâm hụt ngân sách trong năm nay lên 10,34% - mức thâm hụt mạnh nhất kể từ năm 2012. Tại Anh, số liệu ghi nhận tại các bệnh viện và viện dưỡng lão cho thấy, số ca tử vong do COVID-19 ngày 1/5 đã tăng thêm 739 người, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên thành 27.510 người. Tại thời điểm hiện tại,Anh trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ 2 tại châu Âu sau Italy. Hiện Anh đã đạt được mục tiêu thực hiện 100.000 xét nghiệm/ngày.Tính đến tối 1/5, số ca tử vong do COVID-19 tại Pháp đã lên tới 24.594 người (tăng 218 ca trong 24 giờ), bao gồm 15.369 ca ở bệnh viện (tăng 125 ca) và 9.225 ở nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội (tăng 93 ca).Hiện có 25.887 người đang nằm viện (giảm 396 trường hợp so với hôm trước), trong đó 3.878 người phải chăm sóc đặc biệt (giảm 141 trường hợp). Như vậy, số bệnh nhân nặng cần hồi sức tích cực đã giảm liên tiếp từ 23 ngày nay. Đến nay, 52.500 bệnh nhân đã được chữa khỏi và ra viện.Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thời điểm bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa quốc gia dự kiến vào 11/5 không có nghĩa là trở lại cuộc sống bình thường. Đây sẽ là một mốc quan trọng trong kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội và do đó sẽ cần đến các biện pháp hỗ trợ phát triển hiệu quả.Ngày 1/5, Nga đã có thêm 7.933 người mắc COVID-19 tại toàn bộ 85 chủ thể liên bang, mức cao nhất trong ngày từ trước tới nay, đưa tổng số ca mắc COVID-19 lên 114.431 người. Trong số các ca nhiễm mới, có tới 44,5% bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng. Trong 24 giờ qua, Nga xác nhận 96 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 1.169 ca. Thủ đô Moskva vẫn là địa phương có nhiều người nhiễm nhất với 3.561 ca.Video: Thủ tướng Nga nhiễm COVID-19. Nguồn: VNEWS/TTXVN
*Diễn biến mới nhất dịch COVID-19 tại châu Á
Nhật Bản sẽ cung cấp miễn phí thuốc kháng virus Avigan cho 43 nước để tiến hành nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của thuốc trong điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Mỗi quốc gia sẽ nhận lượng thuốc Avigan đủ để điều trị cho khoảng 20-100 người vì mục đích nghiên cứu.Nhật Bản đang tiến hành các nghiên cứu lâm sàng với Avigan sau khi các nhà khoa học Trung Quốc cho biết loại thuốc kháng virus này mang lại hiệu quả trong điều trị các bệnh nhân COVID-19, nhất là các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.
Nhật Bản dự định tăng gấp 3 lần kho dự trữ thuốc Avigan, đủ để điều trị cho 2 triệu người. Do loại thuốc này được cho là gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi nên phụ nữ mang thai không được sử dụng.>>>Nhật Bản phối hợp thử nghiệm thuốc Avigan điều trị COVID-19
Ngày 1/5, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới trở lại mức trên 10 sau một ngày ở mức không có ca nhiễm mới trong nước. Thời điểm Hàn Quốc ghi nhận có số ca nhiễm cao nhất là ngày 29/2 vừa qua với 909 ca. Số liệu thống kê của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho thấy tính tới 10 giờ (giờ địa phương) ngày 1/5, với 9 ca mới được phát hiện (chủ yếu vẫn là từ nước ngoài), số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc đã lên 10.774 người. Số ca tử vong là 248 (tăng thêm 1 ca).Để đối phó với khả năng dịch kéo dài, Hàn Quốc đã chuẩn bị phương án giãn cách xã hội song song với duy trì nhịp sống bình thường và đang thu thập ý kiến người dân về dự thảo Hướng dẫn phòng dịch cá nhân và cộng đồng. Tại tâm dịch lớn nhất của Đông Nam Á, ngày 1/5, Singapore đã có thêm 932 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 17.101 ca, trong đó khoảng 90% số ca nhiễm là lao động nước ngoài. Số ca tử vong đang là 15 người. Thái Lan đã 5 ngày liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới theo ngày ở mức 1 chữ số. Tính đến ngày 1/5, Thái Lan có tổng cộng 2.960 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 54 trường hợp tử vong. Đại học Prince of Songkla (PSU) của Thái Lan đang phát triển các bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 có thể cho kết quả trong 15 phút dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch. *Số ca mắc COVID-19 tại Brazil có thể cao hơn Mỹ Brazil đã có thêm 7.218 ca nhiễm trong ngày 30/4, con số kỷ lục trong 1 ngày. Số ca mắc bệnh ở nước này hiện là 87.187 người, trong khi số ca tử vong là 6.006.Chính quyền thành phố Rio de Janeiro cảnh báo hệ thống bệnh viện tại đây có thể sẽ “sụp đổ” trong những ngày tới do số lượng bệnh nhân COVID-19 ngày càng tăng.
Các chuyên gia y tế Brazil cho rằng tình hình thực tế có thể còn tồi tệ hơn rất nhiều do có nhiều trường hợp nhiễm bệnh trong cộng đồng song lại không được xét nghiệm hoặc nhiều các mẫu bệnh phẩm vẫn chưa được tiến hành xét nghiệm do thiếu vật tư. Các chuyên gia nhận định, số ca mắc COVID-19 tại Brazil có thể phải lên tới trên 1,2 triệu người, cao hơn so với quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới là Mỹ.Trong khi đó, Mexico là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất tại châu Mỹ, tới 9,67%, trong bối cảnh 70% dân số nước này mắc các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch và béo phì. Nhằm ngăn chặn dịch lây lan, cơ quan chức năng kêu gọi người dân thực hiện giãn cách xã hội tới ngày 30/5. Dự báo đỉnh dịch sẽ diễn ra vào tuần tới và kéo dài trong vòng 3 tuần.CẬP NHẬT MỚI NHẤT DỊCH COVID-19 TẠI ĐÂY
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU bổ sung 150 triệu euro cho các giải pháp sáng tạo đối phó với dịch COVID-19
07:09' - 02/05/2020
Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định bổ sung 150 triệu euro cho chương trình thúc đẩy sáng tạo về những ý tưởng, giải pháp hiệu quả giúp Liên minh châu Âu (EU) đối phó với đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản phối hợp thử nghiệm thuốc Avigan điều trị COVID-19
16:34' - 01/05/2020
Ngày 1/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi thông báo nước này sẽ cung cấp miễn phí thuốc kháng virus Avigan cho 43 nước để nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của thuốc trong điều trị COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Anh tuyên bố vượt qua đỉnh dịch
07:52' - 01/05/2020
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 30/4 tuyên bố nước Anh hiện đã qua đỉnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
16:20' - 14/02/2025
Ngày 14/2, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết một vụ nổ đã xảy ra trong đêm tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine.