Cập nhật mới nhất dịch COVID-19 ở châu Âu ngày 19/5
Ngày 19/5, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tuyên bố công dân Pháp và những người cư trú ở Pháp trở về nước này từ khu vực ngoài Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải thực hiện cách ly tự nguyện trong vòng 2 tuần.
Quy định này sẽ không có hiệu lực với những người nước ngoài không phải là công dân EU vì liên minh này vẫn đóng cửa biên giới nhằm kiềm chế dịch COVID-19 lây lan.
Theo Ngoại trưởng Le Drian, quy định trên có hiệu lực từ ngày 20/5 và dựa trên trách nhiệm cá nhân. Những người trở về Pháp có thể chọn biện pháp tự cách ly tại nhà hoặc tại nơi khác.
Ông cũng cho biết tại sân bay chính của Pháp Charles-de-Gaulle, phía Bắc thủ đô Paris, đã được lắp đặt các camera cảm biến nhiệt nhằm phát hiện những hành khách có thân nhiệt cao như sốt, một trong những triệu chứng của bệnh COVID-19.
Từ tháng Ba vừa qua, EU đã cấm những người nước ngoài không phải công dân liên minh này vào khu vực Schengen, khu vực biên giới mở gồm 22 trong số 27 quốc gia thành viên EU, ngoại trừ các nhân viên y tế và việc đi lại cấp thiết.
Tuần trước, EU đưa ra kế hoạch cho phép tự do đi lại trong liên minh theo từng giai đoạn, theo đó kêu gọi các nước thành viên mở cửa trở lại đường biên giới bên trong EU, nhưng vẫn đóng cửa đường biên giới ngoài liên minh ít nhất đến giữa tháng Sáu tới.
Cùng ngày, Tây Ban Nha đã dỡ bỏ lệnh cấm các chuyến tàu thủy và bay thẳng từ Italy vốn được áp đặt từ ngày 11/3 vừa qua nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, hạn chế du lịch và cách ly 14 ngày vẫn áp dụng với những người trở về nước này.
Tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm mạnh là động lực khiến Tây Ban Nha bắt đầu nới lỏng một trong những biện pháp phong tỏa được cho là nghiêm ngặt nhất ở châu Âu. Dẫu vậy, nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch này có thể vẫn phải chờ đến cuối tháng sau mới mở cửa đón du khách.
Thủ tướng Pedro Sanchez đang đề nghị Quốc hội Tây Ban Nha gia hạn tình trạng khẩn cấp đến 27/6 tới.
Vào thời điểm đỉnh dịch, Tây Ban Nha ghi nhận hàng trăm người tử vong mỗi ngày vì các bệnh viện quá tải và các cơ sở chăm sóc sức khỏe đã phải vật lộn cứu chữa bệnh nhân COVID-19.
Tuy nhiên, số ca tử vong trong ngày 18/5 đã giảm xuống 59 người, mức thấp nhất trong vòng hai tháng qua. Hiện tổng số ca tử vong ở Tây Ban Nha là 27.709 người, thấp hơn Mỹ, Anh, Italy và Pháp.
Tại Anh, số ca tử vong vì COVID-19 đã lên đến gần 43.000 người, con số này cho thấy "đảo quốc sương mù" đang chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất ở châu Âu.
Theo tính toán của hãng tin Reuters, số liệu chính thức mới của xứ England và Wales cho biết tổng số ca tử vong tại Anh lên ít nhất 42.990 người, trong đó bao gồm cả số liệu công bố trước đó của Scotland và Bắc Ireland.
Một hiệp hội các công ty hàng không vũ trụ, máy móc tự động và y tế của Anh cho biết họ đang tăng cường sản xuất máy thở nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nếu bùng phát đợt dịch bệnh thứ 2 ở nước này.
Tại Nga, ngày 19/5, Điện Kremlin cho biết Thủ tướng Mikhail Mishustin đã trở lại làm việc sau khi được chẩn đoán dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh hủy bỏ lệnh thuyên chuyển tạm thời Phó Thủ tướng thứ nhất Andrei Belousov làm quyền Thủ tướng Nga kể từ 30/4./.
>>>Quốc hội Anh thông qua dự luật chấm dứt quy chế tự do đi lại của người lao động EU
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Các CEO hàng đầu châu Âu nhận định về thời điểm phục hồi kinh tế sau COVID-19
11:26' - 19/05/2020
Theo kết quả thăm dò do Hội nghị bàn tròn các nhà tư bản công nghiệp châu Âu (ERT) thực hiện, nhiều ceo quyền lực nhận định kinh tế châu Âu sẽ khôi phục rất chậm chạp từ suy thoái do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
11 nước châu Âu nhất trí chuẩn bị mở cửa biên giới và khôi phục tự do đi lại
08:21' - 19/05/2020
Ngoại trưởng của 11 nước châu Âu đã nhất trí chuẩn bị cho việc mở cửa biên giới và khôi phục tự do đi lại của công dân châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.