Cập nhật mới nhất diễn biến dịch COVID-19 sáng 24/3: Ca nhiễm mới ở Italia tăng chậm lại
Theo tổng hợp của hãng thông tấn AFP từ các số liệu chính thức, tính đến 17h GMT ngày 23/3 (0h ngày 24/3, giờ Hà Nội), tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được ghi nhận trên toàn thế giới đã lên tới 350.000 trường hợp.
Trên toàn cầu, ít nhất 350.142 người đã bị nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 15.873 ca tử vong. Số ca nhiễm hầu hết ở Trung Quốc, với 81,093 ca và ở Italy, với 63.927 ca.
Những số liệu chính thức trên dường như chỉ phản ánh phần nổi của con số thực tế những ca đã lây nhiễm SARS-CoV-2 bởi vì nhiều quốc gia chỉ xét nghiệm đối với những ca cần phải nhập viện.
Trong khi đó, Thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát dịch bệnh, ngày 23/3 không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Đây là ngày thứ năm liên tiếp địa phương này không ghi nhận ca mắc mới nào. Tại tâm điểm dịch Italy, số ca nhiễm mới giảm so với ngày hôm trước. Trong 24h qua, Hàn Quốc chỉ ghi nhận thêm 64 ca nhiễm mới, với tổng số ca nhiễm là 8.961 và 111 ca tử vong.
Diễn biến mới nhất dịch COVID-19 trên thế giới
Tính đến nay, Trung Quốc, Italia, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, Iran, Pháp, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Anh là 10 nước có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất trên thế giới.
1. TRUNG QUỐC: Tính từ 0h-12h ngày 23/3, thủ đô Bắc Kinh đã ghi nhận 15 ca nhiễm mới lây nhiễm từ nước ngoài, trong đó 12 ca nhiễm từ Tây Ban Nha, và những ca còn lại từ Anh và Na Uy. Tính tới 12h cùng ngày, số ca nhiễm từ nước ngoài tại Bắc Kinh đã tăng lên 122 trường hợp.
Trong khi đó, thành phố Vũ Hán, nơi khởi phát dịch bệnh, không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Đây là ngày thứ năm liên tiếp địa phương này không ghi nhận ca mắc mới nào. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định việc Vũ Hán không còn ca nhiễm mới nào đem lại hy vọng cho thế giới đang "căng mình" chống dịch.
2. ITALY: Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 23/3 công bố, nước này ghi nhận thêm 4.789 ca nhiễm mới, giảm so với 5.560 ca trong ngày 22/3, nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này lên 63.927 trường hợp. Số ca tử vong tăng lên 6.077 trường hợp (tăng 601 ca).
Số bệnh nhân điều trị thành công là 7.432 trường hợp (tăng 408 ca). Trong tổng số ca nhiễm bệnh hiện tại có 20.692 ca nhập viện, 3.204 ca phải điều trị tích cực và 26.522 trường hợp phải cách ly tại nhà.
Vùng tâm dịch Lombardia cũng tiếp tục ghi nhận dấu hiệu tích cực, tổng số ca mắc COVID-19 tính tới ngày 23/3 là 28.761 trường hợp, tăng 1.555 ca so với mức 1.691 ca của ngày 22/3, trong đó 9.266 trường hợp phải nhập viện với các triệu chứng và 1.183 trường hợp phải chăm sóc tích cực.
3. MỸ: Mỹ trở thành "điểm nóng" thứ 3 về dịch bệnh với thêm 132 ca tử vong. Theo số liệu cập nhật từ Trung tâm Khoa học và Công nghệ (CSSE) thuộc Đại học Johns Hopkins, Mỹ, tính đến 19h30 GMT ngày 23/3 (2h30 ngày 24/3 – giờ Hà Nội), tổng số ca tử vong do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Mỹ đã vượt mốc 500 người.
Theo đó, tổng số 573 người tại Mỹ đã tử vong do nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19. Trong khi đó, số ca nhiễm SARS-CoV-2 của nước này đã lên tới 41.511 người.
Thành phố New York có số ca tử vong nhiều nhất toàn Mỹ, với 98 ca, hạt Kings thuộc bang Washington đứng thứ 2 với 75 ca.
Hãng tin Reuters ngày 24/3 đưa tin, đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Melania Trump đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Bất chấp tình hình dịch bệnh lây lan nhanh chóng và rất nguy cấp, Thượng viện Mỹ vẫn chưa thông qua được dự luật cứu trợ khẩn cấp do lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đề xuất.
Theo đó, dự luật nếu được thông qua và ban hành thành luật sẽ mở đường cho việc Chính phủ Mỹ bơm hơn 1.000 tỷ USD vào nền kinh tế theo chương trình hỗ trợ các công ty chịu thiệt hại bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, dự luật trên chưa được thông qua sau khi không đạt được số phiếu ủng hộ cần thiết là 60 phiếu trong tổng số 100 phiếu tại Thượng viện.
4. TÂY BAN NHA: Ngày 23/3, Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo số ca tử vong vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại quốc gia này tăng thêm 462 ca, lên 2.182 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm bệnh tại đây cũng tăng lên 33.089 ca, thêm hơn 4.500 ca so với một ngày trước đó.
5. ĐỨC: Tính đến 22h30 ngày 23/3 (theo giờ Việt Nam), Đức ghi nhận 24.904 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 94 ca tử vong.
Tại cuộc họp với các Bộ trưởng Ngoại giao liên minh châu Âu (EU) ngày 23/3 ở Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã đề xuất với các đồng nghiệp về việc kích hoạt “điều khoản đoàn kết” trong các hiệp ước EU nhằm chống lại khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo Bộ trưởng Maas, mục đích của việc kích hoạt “điều khoản đoàn kết” là tăng cường phản ứng của EU đối với sự lây lan của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 thông qua các biện pháp cụ thể, cung cấp nhân lực và vật lực trong EU.
“Điều khoản đoàn kết” thuộc Hiệp ước về chức năng của EU. Mục tiêu của nó là đảm bảo EU hỗ trợ các quốc gia thành viên một cách nhanh chóng, hiệu quả và nhất quán trong trường hợp xảy ra các cuộc tấn công khủng bố và thiên tai.
6. IRAN: Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Iran khi trong ngày 23/3, nước này đã ghi nhận thêm 127 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp không qua khỏi tại quốc gia Trung Đông này lên 1.812 ca.
Người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianouche Jahanpour cho biết trong 24 giờ qua đã có thêm 1.411 người xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 23.049 người.
Iran hiện là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19, cùng với Italy, Tây Ban Nha và Trung Quốc.
7. PHÁP: Bộ Y tế Pháp ngày 23/3 cho biết, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) đã khiến thêm 186 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 860 trường hợp.
Bộ trưởng Bộ Y tế Olivier Veran cho hay, 19.856 người ở Pháp đã được ghi nhận là dương tính với SARS-CoV-2, 8.675 người đã nhập viện, trong đó có 2.082 bệnh nhân đang được chăm sóc tích cực.
8. HÀN QUỐC: Theo thống kê do Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) công bố trong sáng cùng ngày, tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đã lên tới 8.961 ca sau khi ghi nhận thêm 64 ca mới ngày 22/3.
Số ca tử vong đã tăng lên 111 ca sau khi có thêm 7 ca tử vong ngày 22/3, trong khi số ca hồi phục là 3.166 ca.
9. THỤY SỸ: Tính đến trưa 23/3, Thụy Sĩ đã có tới 8.060 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và số người tử vong lên tới 66.
Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ quyết định kể từ ngày 19/3/2020 đến hết ngày 15/6/2020 tạm dừng cấp tất cả các loại thị thực nhập cảnh vào Thụy Sĩ. Thụy Sĩ đã đóng cửa biên giới với Italy, Đức, Áo và Pháp, đồng thời ban hành lệnh cấm đối với những người đến từ Tây Ban Nha và từ các quốc gia ngoài khu vực Schengen (bao gồm cả Việt Nam) trừ một số trường hợp như công dân nước ngoài (EU/EFTA, công dân Việt Nam và công dân các nước khác) đang trở về nước của họ được phép quá cảnh qua Thụy Sĩ bằng đường bộ hoặc đường hàng không.
Do tình hình vẫn đang tiếp tục diễn tiến phức tạp, các thông tin trên sẽ liên tục được cập nhật và mở rộng.
Mặc dù Thụy Sĩ tiến hành các biện pháp quyết liệt trong những ngày gần đây, song số ca mắc COVID-19 tại nước này vẫn tiếp tục tăng nhanh, tăng khoảng gấp đôi cứ sau 3 ngày.
10. ANH: Tính đến ngày 23/3, số người mắc bệnh COVID-19 tại Anh là 6.650 người, trong đó có 335 trường hợp tử vong. Số người tử vong đã tăng thêm 48 người trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua. Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Anh kêu gọi người Anh ở nước ngoài trở về Anh sớm nhất có thể. Hiện có khoảng 1 triệu người Anh đang đi du lịch, công tác và làm việc ở nước ngoài.
Trong bối cảnh số người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gia tăng rất nhanh tại Anh, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã công bố lệnh phong tỏa toàn quốc trong 3 tuần kể từ tối 23/3.
Không nằm trong nhóm 10 nước nói trên, song ngày 23/3, Israel ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại quốc gia này.
Số ca mắc COVID-19 tại Israel đã lên đến 1.442 trường hợp, tăng 371 trường hợp so với một ngày trước đó. Bộ Y tế Israel thông báo, trong số các ca nhiễm bệnh hiện tại, có 29 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch và sử dụng máy thở ngoài.
Trong khi đó, 346 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện trên cả nước và 540 trường hợp được điều trị tại nhà. Đến nay, Israel đã ghi nhận 01 trường hợp tử vong vì COVID-19.
Còn tại Nga, ngày 23/3, Nga đã ghi nhận thêm 71 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, đưa tổng số ca mắc bệnh tại nước này lên 438. Đây là mức tăng cao nhất trong ngày tại Nga.
Trước tình hình dịch bệnh lây lan, Thị trưởng Moskva, ông Sergei Sobyanin đề nghị công dân thủ đô trên 65 tuổi và những người mắc bệnh mãn tính không ra khỏi nhà từ ngày 26/3 đến ngày 14/4, chỉ đến cửa hàng và hiệu thuốc khi thật cần thiết.
Diễn biến mới nhất dịch COVID-19 tại Việt Nam
- Tử vong: 0
- Số trường hợp mắc: 123
Trong số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam hiện nay có 25 người bị lấy nhiễm từ nguồn trong nước; 98 người đến/trở về Việt Nam từ nước ngoài (44 người đến/trở về Việt Nam từ Anh, 15 người đến/trở về Việt Nam từ Pháp, 8 người đến/trở về Việt Nam từ Malaysia, 4 người đến/trở về Việt Nam từ Mỹ, 4 người đến/trở về Việt Nam từ Thái Lan, số còn lại từ những nước khác).
- Tổng số ca bình phục là 17:
+ 16 người mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).
+ 01 bệnh nhân mắc COVID-19 tính từ ngày 6/3 đến 20/3 được chữa khỏi (giai đoạn 2)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cam kết chi ít nhất 137 tỷ USD ứng phó tác động từ dịch COVID-19
20:23' - 23/03/2020
Động thái này được xem là chung tay với những nỗ lực nhằm giảm bớt tác động đối với kinh tế Nhật Bản do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Tình hình tại Tây Ban Nha diễn biến xấu
20:12' - 23/03/2020
Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo số ca tử vong vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại quốc gia này tăng thêm 462 ca, lên 2.182 ca.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.