Cầu nối thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
Ngày 20/5 Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với Hội người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal và Phòng Thương mại và Công nghiệp các Nhà nhập khẩu Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến “Xúc tiến thương mại thông qua Cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ”. Theo Ban tổ chức, mục đích hội thảo nhằm tạo ra cầu nối giữa cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong nước về các triển vọng thương mại cũng như cơ hội đầu tư kinh doanh tại Ấn Độ.
Phát biểu tại hội thảo ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) - Bộ Công Thương Việt cho biết, Ấn Độ là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Nhu cầu về các mặt hàng rất đa dạng và phong phú. Vì vậy, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường gần 1,4 tỷ dân này.
Hiện nay, quan hệ thương mại Việt Nam và Ấn Độ có tính bổ trợ, nhiều mặt hàng của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu như nông sản và thực phẩm chế biến, đặc biệt quả thanh long và cá ba sa rất được ưa chuộng tại Ấn Độ. Các sản phẩm hạt điều, cà phê, hồ tiêu, cao su, các loại gia vị, quế hồi, thảo quả, đinh hương còn nhiều dung lượng để phát triển thị trường.
Chính phủ hai nước đều nhận thấy trong giai đoạn hiện nay cần đẩy mạnh hợp tác phát triển chuỗi giá trị trong các ngành hàng dệt may, da giày, thiết bị điện tử, máy móc thiết bị, hàng cơ khí… Nhóm ngành hàng hai nước có thể bổ trợ, tăng cường giá trị gia tăng như: sắt thép, kim loại thường, hóa chất, dược phẩm, nhựa và các sản phẩm từ nhựa…
Ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh, từ năm 2016 đến năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ đã tăng 2,06 lần từ 5,43 tỷ USD lên 11,21 tỷ USD; xuất khẩu tăng 2,5 lần từ 2,69 tỷ USD lên 6,67 tỷ USD; nhập khẩu tăng 1,65 lần từ 2,75 tỷ USD lên 4,54 tỷ USD. Việt Nam đã chuyển từ nước nhập siêu với giá trị lớn sang xuất siêu 2,1 tỷ USD năm 2019 sang Ấn Độ. Mặc dù vậy, các con số tăng trưởng này còn thấp so với kỳ vọng của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam.
Trước đây, trong quan hệ thương mại với Ấn Độ, Việt Nam luôn ở thế nhập siêu. Tuy nhiên, kim ngạch nhập siêu trong thời gian qua đã được thu hẹp. Từ năm 2018 Việt Nam bắt đầu xuất siêu. 4 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ 321 triệu USD, xuất khẩu đạt hơn 1,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,2 tỷ USD.
Đối với Nepal, một quốc gia nằm trên triền núi phía Nam dãy Himalaya, không có đường bờ biển, phía Bắc giáp Trung Quốc, phần còn lại giáp Ấn Độ, dù là thị trường nhỏ nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng đối với doanh nghiệp Việt Nam.Việt Nam và Nepal đều là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đã phát triển quan hệ kinh tế, thương mại tốt trong thời gian qua, tuy nhiên kim ngạch thương mại hai chiều còn nhỏ, mới đạt quanh ngưỡng 30 triệu USD/năm. Việt Nam xuất khẩu sang Nepal điện thoại di động và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hạt tiêu... Các sản phẩm nhập khẩu là chất thơm, mỹ phẩm, các sản phẩm vệ sinh và một số hàng hóa khác.
Để thực hiện được mục tiêu tăng cường xuất khẩu sang Ấn Độ và Nepal, một trong những kênh giao thương quan trọng và thuận lợi chính là thông qua cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn tại 2 thị trường này. Ước tính hiện có khoảng 500 người Việt Nam tại Ấn Độ và 40-50 người tại Nepal.
Bà Nguyễn Thu Hiền, Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp các Nhà nhập khẩu Ấn Độ tại Việt Nam, chia sẻ một số kinh nghiệm tới doanh nghiệp khi xuất khẩu các mặt hàng sang Ấn Độ. Đó là doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về tập quán, nền văn hóa của nước bạn. Rào cản về ngôn ngữ, cũng như một số thách thức mà doanh nghiệ Việt Nam phải đối diện như: việc vận chuyện hàng hóa bằng đường biển mất nhiều thời gian, đồng thời phải cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Malaysia…
Tại hội thảo các đại biểu hy vọng các doanh nhân, trí thức kiều bào với những kinh nghiệm sẵn có cộng thêm nắm rõ thị trường nước sở tại sẽ là lợi thế rất lớn với các doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường Ấn Độ và Nepal một cách hợp lý và hiệu quả./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch VCCI: Tranh thủ bối cảnh để trong "nguy thấy cơ và bay lên"
20:30'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công về nguy cơ thương chiến toàn cầu; cũng như những khuyến nghị để thích ứng với bối cảnh đầy thách thức này.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đẩy nhanh triển khai các dự án lớn để thúc đẩy tăng trưởng
19:48'
Thành phố Cần Thơ đang quyết liệt triển khai các dự án đầu tư lớn trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển đầu tư công và đầu tư tư để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Gắn biển công trình điện mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
19:35'
Chiều 11/4, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) tổ chức Lễ gắn biển công trình "Cải tạo Trạm biến áp 110kV Hỏa Xa", chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng biến với chính sách áp thuế của Hoa Kỳ
19:13'
Chiều 11/4, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi với các doanh nghiệp về chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch MICE
18:58'
“Chuyển đổi xanh trong hoạt động du lịch” là Hội thảo do Chi hội Du lịch MICE tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM 2025 diễn ra chiều 11/4 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang xúc tiến du lịch xanh
18:35'
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Bắc Giang năm 2025 với chủ đề “Bắc Giang: Điểm đến du lịch xanh Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng sẽ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
18:31'
Bộ Xây dựng vừa Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý chất thải sản xuất cà phê: Giải pháp nào để chuyển mình bền vững?
18:14'
Quản lý rác thải trong sản xuất cà phê là một trong những thách thức lớn đối với ngành cà phê Việt Nam trong giai đoạn chuyển mình theo hướng bền vững và hội nhập sâu vào thị trường quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Trung Quốc khẳng định tăng cường hợp tác với Việt Nam vì lợi ích chung
17:56'
Theo người phát ngôn Lâm Kiếm, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị theo chủ nghĩa xã hội. Việc tăng cường đoàn kết và hợp tác là vì lợi ích chung của cả hai bên.