Cha mẹ cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thế nào?
Theo dõi trẻ sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thế nào?
Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có... Đồng thời các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.
- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vaccine COVID-19.
- Không nên uống các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.
- Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.
- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có: Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.
Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
Dấu hiệu sau tiêm vaccine cần đưa trẻ đi viện
- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;
- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
- Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;
- Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường;
- Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn;
- Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng
- Nnhóm trẻ mắc bệnh mạn tính bẩm sinh; tại thời điểm khám sàng lọc phát hiện trẻ có bất thường về tim, phổi; trẻ có phản ứng phản vệ với bất kỳ dị nguyên nào trước đó.
- Các trường hợp cần thận trọng khi tiêm chủng là trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; trẻ có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,…
- Lưu ý chống chỉ định tiêm đối với nhóm trẻ có tiền sử phản vệ với vaccine COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine.
- Nhóm trẻ đang mắc bệnh cấp tính, bệnh mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác cũng lưu ý phải trì hoãn tiêm chủng cho trẻ.
- Với những trẻ sau mắc COVID-19 gặp hội chứng viêm đa cơ quan (MIS-C), cần trì hoãn tiêm chủng cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn tình trạng bệnh lý này.
Tin liên quan
-
Đời sống
Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm chủng vaccine COVID-19?
11:00' - 07/04/2022
3 nhóm đối tượng trẻ cần phải thận trọng và khám sàng lọc, thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.
-
Đời sống
Trẻ từ 5-11 tuổi gặp phản ứng gì sau tiêm vaccine phòng COVID-19?
10:30' - 07/04/2022
Phản ứng sau tiêm vaccine thường xảy ra với hầu hết các loại vaccine phòng bệnh, song do COVID-19 là bệnh mới nên cần theo dõi các phản ứng sau tiêm đối với trẻ em từ 5-11 tuổi.
-
Kinh tế & Xã hội
Người mắc COVID-19 có nguy cơ phát triển các cục máu đông trong 6 tháng
09:34' - 07/04/2022
Người mắc COVID-19 ngay cả khi chỉ có triệu chứng nhẹ, cũng có nguy cơ phát triển các cục máu đông trong vòng 6 tháng kể từ ngày nhiễm virus SARS-CoV-2.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Ấm áp Tết nhân ái tại Bình Phước
20:29'
Ngày 18/1, hàng ngàn người dân huyện Phú Riềng (Bình Phước) phấn khởi đón Tết sớm trong Chương trình “Tết Nhân ái-Gắn kết cộng đồng” Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại xã Long Hà.
-
Đời sống
UNESCO khẳng định tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng Việt Nam
20:28'
Ngày 17/1, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO đã có cuộc làm việc với ông Ernesto Renato Ottone Ramirez - Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO phụ trách Văn hóa.
-
Đời sống
Làng mai vàng lớn nhất Tp. Hồ Chí Minh rộn ràng vụ Tết
14:06'
Những ngày này nông dân trồng mai xã Bình Lợi, (huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh) đang tất bật những công đoạn chăm sóc cuối cùng để đưa sản phẩm ra thị trường.
-
Đời sống
Những lưu ý đặc biệt khi cúng giao thừa Ất Tỵ 2025 để đón tài lộc
08:36'
Lễ giao thừa, hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, diễn ra vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu từ lúc hết giờ Hợi ngày 30 Tết và bước sang giờ Tý của ngày mùng 1 Tết.
-
Đời sống
Cách lựa chọn trái cây ngon, đẹp mắt cho ngày Tết
07:30'
Trái cây là một trong những vật không thể thiếu của mỗi nhà khi Tết đến xuân về. Bnews giới thiệu cách chọn một số loại trái cây tươi ngon, trưng Tết.
-
Đời sống
Thành phố Phan Thiết có phố ẩm thực đêm đầu tiên
07:28'
Tối 17/1, Phố ẩm thực Phan Thiết đã chính thức mở cửa đi vào phục vụ nhân dân và khách du lịch.
-
Đời sống
Chế độ ăn đỡ tăng cân dịp Tết: Bí quyết duy trì vóc dáng và sức khỏe mùa xuân
05:30'
Dù là dịp Tết, việc duy trì một chế độ ăn đỡ tăng cân vẫn rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và vóc dáng.
-
Đời sống
Thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường Âu Cơ
19:54' - 17/01/2025
Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội vừa ban hành thông báo thí điểm phương án phân luồng tổ chức giao thông tại khu vực ngõ 431 Âu Cơ (Vũ Tuấn Chiêu) kết nối với tuyến đường Âu Cơ.
-
Đời sống
Cách chọn quất cảnh Tết đẹp, hợp phong thủy và mang tài lộc cho năm mới
15:41' - 17/01/2025
Quất cảnh Tết không chỉ là một món quà trang trí ngày Tết, mà còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, góp phần mang lại tài lộc, sức khỏe và may mắn cho gia đình trong năm mới.