Chậm trễ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Tại buổi họp báo về một số nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp diễn ra ngày 29/6 tại Hà Nội, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết: Đến giữa tháng 6/2017 mới có 19 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, chậm so với cùng kỳ năm trước.
Ông Đặng Quyết Tiến đã chỉ ra một số các doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa như: Tổng Công ty Lương thực miền Nam, Tập đoàn Cao su Việt Nam… Theo ông, một trong những nguyên nhân của việc chậm trễ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là do sự chần chừ, e ngại và thiếu quyết liệt của lãnh đạo các doanh nghiệp và khả năng hấp thụ của thị trường chưa lớn. Lãnh đạo Cục tài chính doanh nghiệp cũng cho rằng, khi quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khi "bóc tách" ra sẽ càng đụng tới trách nhiệm của lãnh đạo các thời kỳ, dẫn đến tư tưởng né tránh, sợ trách nhiệm. Về việc thoái vốn, hoạt động này cũng diễn ra chậm chạp. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 5 tháng đầu năm 2017, các Tập đoàn, Tổng công ty đã thoái được 3.445 tỷ đồng và thu về 14.806 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số thu về này phần lớn nhờ vào việc bán vốn tại Vinamilk được thực hiện từ cuối năm ngoái (hơn 11.000 tỷ đồng). Liên quan đến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, theo Bộ Tài chính, thời gian qua quá trình triển khai thực hiện quy định tại Nghị định này phát sinh một số vướng mắc, tập trung chủ yếu trong việc thoái vốn Nhà nước và vốn của doanh nghiệp Nhà nước đã đầu tư tại doanh nghiệp khác. Do vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP. Cụ thể, một số nội dung sửa đổi trong dự thảo Nghị định lần này là sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhà nước/vốn của doanh nghiệp Nhà nước tại doanh nghiệp khác. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về xác định giá khởi điểm khi thực hiện chuyển nhượng vốn Nhà nước/vốn của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác.Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi quy định về việc xác định giá khởi điểm đấu giá chuyển nhượng vốn tại dự thảo Nghị định (so với quy định của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP thì tính thêm giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê vào giá khởi điểm vì người sử dụng đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê có các quyền đầy đủ như đất giao theo quy định của pháp luật về đất đai).
Cụ thể việc xác định giá khởi điểm khi chuyển nhượng vốn được thực hiện thông qua doanh nghiệp có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá, đảm bảo xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn Nhà nước/vốn của doanh nghiệp Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác bao gồm cả giá trị được tạo bởi quyền sử dụng đất giao, quyền sử dụng đất thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, quyền sử dụng đất nhận chuyển nhượng hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai và giá trị các quyền sở hữu trí tuệ (nếu có) của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng vốn. Việc sử dụng giá khởi điểm để thực hiện chuyển nhượng vốn theo các phương thức quy định tại Nghị định này phải đảm bảo nguyên tắc tối đa không quá 6 tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực đến ngày công bố trúng giá chuyển nhượng vốn. Ngoài ra, dự thảo Nghị định này cũng bổ sung quy định về xử lý chi phí chuyển nhượng khi không bán được; trách nhiệm của người đại diện vốn Nhà nước trong việc thu cổ tức.../.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cổ phần hóa các Tổng công ty phát điện theo kế hoạch được phê duyệt
10:49' - 24/06/2017
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, EVN đang đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các Tổng công ty phát điện theo kế hoạch đã được phê duyệt.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Vinatex cần cổ phần hóa, thoái vốn sâu
16:58' - 20/06/2017
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng cần Vinatex cần cổ phần hóa sâu, thoái vốn sâu với những doanh nghiệp thành viên mà Tập đoàn không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần cơ chế thông thoáng để đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa
12:46' - 19/06/2017
Đại biểu Trần Anh Tuấn cho rằng, Chính phủ sẽ có cơ chế để tháo gỡ về xác định giá trị doanh nghiệp để đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà
19:28' - 08/06/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Sông Đà theo hình thức kết hợp bán bớt phần vốn Nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Cổ phần hóa Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam
16:35' - 05/06/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
16:41'
Việt Nam sẵn sàng đàm phán nhằm đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa Hoa Kỳ, tăng cường mua sắm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Giữ vững bản lĩnh, chủ động ứng phó với các chính sách thuế quan
16:25'
Tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện, trong đó tập trung việc ứng phó với chính sách của các nước, nhất là chính sách về thuế quan của Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuỗi cung ứng có bị đứt gãy vì thuế đối ứng 46%?
14:08'
Nhiều hiệp hội, ngành hàng của Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về khả năng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng 46%.
-
Kinh tế Việt Nam
“Đi từng dự án, xuống từng địa phương” thúc giải ngân vốn đầu tư công
13:40'
7 Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ thành lập đang “đi từng dự án, xuống từng địa phương” nhằm tháo gỡ khó khăn, khơi thông nguồn lực đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần phát huy các động lực tăng trưởng khác ngoài xuất khẩu
13:38'
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, động lực xuất khẩu là quan trọng nhưng không phải là duy nhất, cần phát huy các động lực tăng trưởng khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải xử lý linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu phát triển
13:35'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế quan mới cũng là cơ hội để chúng ta cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại thị trường, sản xuất và xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 3,16 tỷ USD trong quý I
11:27'
Trong tháng 3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đứng đầu, Cao Bằng “đội sổ” bảng xếp hạng PAR Index 2024
10:58'
Hải Phòng đứng đầu, còn Cao Bằng “đội sổ” Bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR Index 2024).
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 35%
10:40'
Theo số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, đến hết tháng 3/2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.