Châu Âu có thể làm gì để giảm giá năng lượng?
Mục tiêu là thiết lập một biện pháp can thiệp khẩn cấp và cải cách cơ cấu thị trường điện.
Trong những tuần gần đây, giá khí đốt và điện tại châu Âu đã liên tục tăng. Cho đến nay, chính quyền các quốc gia đã can thiệp nhằm giảm căng thẳng cho các hộ dân.
Tuy nhiên, ngân sách của các quốc gia châu Âu đang đạt đến giới hạn. Họ sẽ sớm không còn có thể chi hàng tỷ euro để cắt giảm thuế và hỗ trợ giá năng lượng nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp và gia đình. Do đó, trong bối cảnh khủng hoảng này, tất cả đều mong đợi các quyết định từ EC với những phản ứng mang tính cơ cấu hơn.
Biện pháp đầu tiên mà EC hướng tới đó là tách giá điện và giá khí đốt. Ở cấp độ chính trị, ý tưởng tách rời giá khí đốt và điện đang có cơ sở. Một số quốc gia từng phản đối cải cách này gần đây đã “xuôi theo” ý tưởng này.
Hiện nay, các công nghệ sản xuất điện khác nhau được xếp hạng từ rẻ nhất đến đắt nhất. Trong tính toán này, chỉ tính đến chi phí hoạt động và chi phí CO2. Nói một cách khác, gió và Mặt Trời cho năng lượng tái tạo; uranium và nhân sự cho các nhà máy điện hạt nhân; khí đốt và nhân sự cho các nhà máy điện khí.
Hệ thống này cung cấp công nghệ mới nhất được áp dụng để đáp ứng nhu cầu về điện định giá cho tất cả các nhà khai thác. Do công nghệ sau này thường sử dụng khí đốt, nên giá khí đốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá điện.
Cho đến gần đây, EC và Cơ quan quản lý năng lượng châu Âu (ACER) đã phản đối việc cải tổ thị trường điện. Rõ ràng trong một thế giới bình thường, hệ thống hiện tại có lợi thế. Đặc biệt, nó đảm bảo an ninh cho việc cung cấp điện.
Việc một nhà máy điện chạy bằng khí đốt sản xuất điện vẫn là ưu tiên, bất chấp giá khí đốt tăng cao. Ngoài ra, hệ thống này còn thuận lợi cho việc phát triển năng lượng tái tạo, đó là vì năng lượng tái tạo được bán với giá điện tương đương với giá điện sản xuất bằng khí đốt, trong khi chi phí sản xuất thấp hơn nhiều.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) thấy rằng cơ chế này là không thể thực hiện được. Do đó, EC sẽ sớm đưa ra các con đường khả thi để cải cách.
Một chủ đề lớn khác được thảo luận ở cấp độ châu Âu liên quan đến giới hạn giá khí đốt. Kể từ tháng Hai, Bỉ đã vận động thành lập một cơ chế như vậy.
Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Tinne Van der Straeten tin rằng 27 quốc gia thành viên có thể đặt ra mức giá tối đa cho việc nhập khẩu khí đốt của họ. Mức trần này sẽ cao hơn giá khí đốt châu Á. Điều này sẽ tiếp tục thu hút các tàu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đến châu Âu, thay vì châu Á.
Ngoài ra, mức trần của châu Âu có thể tăng nếu giá khí đốt ở châu Á tăng. Do đó, ý tưởng không phải là quay trở lại mức giá khí đốt trước khủng hoảng, mà là để có một mức giá cao hơn một chút so với mức giá thực tế ở châu Á.
Giới hạn này không có nghĩa là Mỹ bù đắp phần chênh lệch với giá thị trường. Mục đích là buộc các nhà xuất khẩu khí đốt phải có một mức giá trần nhưng vẫn đủ cao để họ tiếp tục giao hàng cho châu Âu.
Theo Bộ trưởng Tinne Van der Straeten, mức trần giá khí đốt này có thể được đưa ra nhanh chóng nếu có được sự nhất trí của 27 quốc gia thành viên. Việc cải cách thị trường điện có thể mất nhiều thời gian hơn một chút.
Hơn nữa, dự án do Bỉ đề xuất khác với cơ chế được thiết lập ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để điều tiết giá điện. Theo các Giáo sư Bỉ, Cuvelliez, Claessens và Henneaux giải thích, Chính phủ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trợ cấp cho các nhà máy điện chạy bằng khí đốt để họ tiếp tục sản xuất điện.
Nếu không có những khoản trợ cấp này, chi phí sản xuất của các nhà máy điện chạy bằng khí đốt sẽ quá cao so với giá điện giới hạn. Điểm bất lợi là hệ thống này gây tốn kém cho các cơ quan công quyền.
Ngoài ra, sự can thiệp này được thực hiện do kết nối điện yếu giữa bán đảo Iberia và phần còn lại của lục địa châu Âu. Ba Giáo sư tin rằng nếu không, các quốc gia khác sẽ nhập khẩu ồ ạt điện giá rẻ được sản xuất ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế nhập khẩu Mỹ tăng 36%, Thái Lan tìm giải pháp bảo vệ xuất khẩu
18:00' - 03/04/2025
Theo Thủ tướng Thái Lan, chính phủ nước này đã có một kế hoạch vững chắc nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay sẽ không bị ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU đối mặt thách thức thuế quan từ Mỹ, Bộ trưởng Đức kêu gọi phản ứng chung
17:12' - 03/04/2025
Bộ trưởng Habeck chỉ trích việc Mỹ áp đặt thuế quan mới, gây thiệt hại kinh tế to lớn trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế
14:58' - 03/04/2025
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Thượng viện Mỹ đã công bố dự thảo ngân sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: “Canh bạc” khó lường
14:53' - 03/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng 3/4 (giờ Việt Nam) đã công bố quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều ngành của Anh thiệt hại nặng nề trước "bão" thuế quan Mỹ
14:52' - 03/04/2025
Các ngành sản xuất ô tô, thực phẩm và đồ uống, cùng với dược phẩm của Vương quốc Anh sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đợt thuế quan mới do Tổng thống Mỹ áp đặt.