Châu Âu đánh giá sai về virus SARS-CoV-2
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thừa nhận rằng giới chức châu Âu ban đầu đã đánh giá sai mức độ nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Trả lời phỏng vấn tờ Bild (Hình ảnh) của Đức, bà von der Leyen nói: “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta, những người không phải là chuyên gia, đã đánh giá thấp virus SARS-CoV-2 khi dịch bệnh chủ yếu hoành hành tại Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu chỉ ra rằng sẽ có lệnh giới nghiêm ở các quốc gia châu Âu khác. Theo bà, đó là quyết định của các quốc gia thành viên và điều quan trọng là phải tôn trọng điều đó. Các nước EU sẽ phối hợp rất chặt chẽ với nhau dù điều này không hề đơn giản.
Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp đã khiến nhiều nước phải đưa ra những quyết định khẩn cấp. Tại Italy, nhằm đối phó với tình trạng quá tải của các bệnh viện, chính quyền thủ đô Rome đã quyết định mở thêm bệnh viện thứ 3 chuyên điều trị cho các bệnh nhân COVID-19. Cơ sở này được đặt tại bệnh viện đa khoa Casal Palocco và hoạt động từ ngày 18/3.
Hiện tại cơ sở này có 20 giường bệnh thường và 12 giường cho các bệnh nhân phải điều trị tích cực. Số lượng các giường bệnh sẽ tiếp tục được bổ sung trong các ngày tới. Dự kiến, bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 thứ 3 có thể cung cấp 80 giường bệnh, trong đó có 48 giường cho các bệnh nhân phải điều trị tích cực.
Trước đó, ngoài hai bệnh viện chuyên điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 là bệnh viện Spallanzani và Columbus, chính quyền thủ đô Rome đã đưa vào hoạt động hai cơ sở khác tại các khoa truyền nhiễm của bệnh viện Umberto I và Tor Vergata.
Trong khi đó, để tạo điều kiện cho người dân Rome thực hiện nghiêm túc lệnh phong tỏa của chính phủ, chính quyền thành phố đã dừng thu phí đỗ xe kể từ ngày 18/3 đối với tất cả các khu vực đỗ xe màu xanh trong thành phố. Trước đó, từ ngày 11/3, Rome cũng đã bãi bỏ quy định cấm các phương tiện giao thông đi vào khu vực trung tâm thành phố.
Cùng ngày, thành phố Kozloduy của Bulgaria, nơi đặt nhà máy điện hạt nhân của Bulgaria, thông báo áp đặt lệnh giới nghiêm, coi đây là một phần trong nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Thị trưởng thành phố Kozloduy, bà Marinela Nikolova đã ký sắc lệnh cấm người dân và khách tham quan được phép ra khỏi nhà hoặc nơi ở kể từ 22h đến 6h sáng hôm sau. Một số trường hợp đặc biệt như công nhân làm ca và những người cần chăm sóc y tế khẩn cấp mới được phép ra khỏi nhà.
Theo bà Marinela Nikolova, hiện Bulgaria đã ghi nhận 81 ca mắc COVID-19 tính đến ngày 17/3. Nhằm khống chế dịch bệnh, Bulgaria đã cấm tất cả các tua du lịch đến nước này. Ngoài ra, Bulgaria cũng đóng cửa khu trượt tuyết Bansko sau khi phát hiện 3 người nhiễm virus SARS-CoV-2./.
>>>Ngày 18/3: Có hàng nghìn khách là người Việt từ châu Âu về nước
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Các hãng chế tạo ô tô châu Âu và Mỹ đồng loạt đóng cửa nhà máy
16:36' - 18/03/2020
Các nhà chế tạo ô tô châu Âu và Mỹ đã bắt đầu đóng cửa nhà máy giữa bối cảnh chính phủ các nước ban hành lệnh phong tỏa và các biện pháp khác nhằm ứng phó với dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
-
Ngân hàng
Dịch COVID-19: Một số ngân hàng ở châu Âu đóng cửa chi nhánh
10:50' - 18/03/2020
Một số ngân hàng ở châu Âu đã tạm thời đóng cửa chi nhánh để hạn chế sự lây lan dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Diễn biến mới nhất dịch COVID-19 tại châu Âu: Các nước áp một loạt biện pháp mạnh
10:25' - 17/03/2020
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), châu Âu hiện đang là tâm dịch mới của đại dịch COVID-19, với Italy là "ổ dịch" lớn nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.