Châu Âu khởi động “Cơ chế thứ 28” để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp
Mặc dù châu Âu sở hữu nền tảng thuận lợi với nguồn nhân lực chất lượng, hệ thống đại học tốt và thị trường gần 450 triệu người tiêu dùng, nhưng khối này vẫn tụt lại sau hai cường quốc công nghệ, khi nói đến việc tạo ra các “kỳ lân” công nghệ mới.
Nghị sĩ Nghị viện châu Âu (EP), Pascal Canfin, nói: “Chúng ta tạo ra số lượng công ty khởi nghiệp (start-up) tương đương với Mỹ. Chúng ta không thiếu tài năng, kiến thức hay tinh thần khởi nghiệp. Vấn đề là khi start-up bắt đầu phát triển, thì chúng ta lại không đủ khả năng theo kịp”.
Đây chính là xuất phát điểm cho bản kế hoạch chiến lược quy mô lớn mà Brussels công bố ngày 28/5, với mục tiêu biến châu Âu thành “nơi tốt nhất trên thế giới để khởi nghiệp và phát triển các doanh nghiệp toàn cầu dựa trên công nghệ, bao gồm cả công nghệ sâu”. Kế hoạch bao gồm nhiều khía cạnh: quy định pháp lý, tài chính, tiếp cận thị trường, hạ tầng và nhân lực. Theo thông báo của Brussels, nhiều sáng kiến sẽ được triển khai song song.Một trong những điểm nổi bật được cộng đồng start-up tại châu Âu đặc biệt mong đợi là “Cơ chế thứ 28” – dự kiến triển khai vào quý I/2026. Đây là một bộ quy tắc thống nhất nhằm giúp các công ty khởi nghiệp dễ dàng phát triển trên toàn châu Âu. Ông Pascal Canfin, người đại diện đàm phán văn kiện này tại EP, giải thích: “Chúng ta chưa tận dụng lợi ích của thị trường chung để hỗ trợ các công ty đổi mới.
Mục tiêu là xác định chính xác những rào cản khiến start-up khó mở rộng từ 2 lên 5 rồi 10 quốc gia trong khối”. Theo dự thảo, EC đề xuất đơn giản hóa các quy định liên quan đến luật lao động và thuế. Trong kịch bản lý tưởng, một start-up có thể mở rộng sang một quốc gia EU khác chỉ trong vòng 48 giờ.
Tiếp nối ý tưởng trên, EC muốn triển khai “hộ chiếu doanh nghiệp châu Âu” vào cuối năm 2025, cho phép các start-up được nhận diện dễ dàng và đồng nhất trên toàn bộ lãnh thổ của liên minh, bởi cả cơ quan quản lý lẫn đối tác kinh tế.Brussels cũng sẽ mở rộng mô hình “sandbox” pháp lý – nơi các start-up có thể thử nghiệm sản phẩm, giải pháp công nghệ mới với sự linh hoạt trong quy định, trước khi đưa ra thị trường và điều chỉnh theo khung pháp lý chung.Điểm yếu cố hữu của hệ sinh thái khởi nghiệp châu Âu là thiếu vốn đầu tư quy mô lớn, để đưa các công nghệ có độ rủi ro cao và cần vốn nhiều lên tầm phát triển mới. Một phần giải pháp nằm ở việc thúc đẩy Liên minh Thị trường Vốn – dự án đã nhiều lần thất bại, nhưng đang được Brussels nỗ lực hồi sinh.Nếu thành công, sáng kiến này sẽ huy động hiệu quả hơn nguồn tiết kiệm của người dân châu Âu. Riêng đối với start-up, EC sẽ kêu gọi sự tham gia mạnh hơn từ các nhà đầu tư tổ chức thông qua Ngân hàng Đầu tư châu Âu, theo mô hình của chương trình Tibi tại Pháp. Hội đồng Đổi mới châu Âu cũng sẽ sử dụng các quỹ hiện có để lấp đầy khoảng trống tài chính, giúp start-up vững vàng hơn trong quá trình phát triển.Một loạt biện pháp khác được đưa ra nhằm giữ chân nhân tài châu Âu và thu hút nhân tài quốc tế – tận dụng xu hướng siết chặt chính sách nhập cư tại Mỹ. Ủy ban châu Âu cho biết họ muốn trải “thảm xanh” (ám chỉ màu của EU) để đón các tài năng ngoài EU, bằng cách nới lỏng quy định về thị thực (visa) làm việc và cư trú, ban hành quy định thuận lợi hơn cho quyền chọn mua cổ phiếu [một hình thức đãi ngộ trong đó công ty cung cấp cho nhân viên quyền mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi trong một khoảng thời gian nhất định], v.v.Một mảng quan trọng khác trong kế hoạch hỗ trợ start-up của EC là mở rộng cơ hội tiếp cận các gói thầu công. Hiện chỉ thị về mua sắm công của EU đang được xem xét sửa đổi. Brussels muốn giảm bớt yêu cầu đối với các doanh nghiệp nhỏ và start-up để họ có thể tham gia đấu thầu. Đặc biệt, trong các lĩnh vực như quốc phòng và an ninh, EU còn xem xét khả năng ưu tiên các các công ty khởi nghiệp và công ty khởi nghiệp muốn nhân rộng quy mô, thậm chí đề xuất ưu tiên nội khối trong mua sắm công nhằm tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp EU.Các tổ chức đại diện cộng đồng khởi nghiệp đã nhiệt liệt hoan nghênh sáng kiến này của Brussels. Bà Marianne Tordeux-Bitker, phụ trách đối ngoại của France Digitale, chia sẻ: “Họ đã tiếp thu rất nhiều đề xuất mà chúng tôi đã kêu gọi trong nhiều tháng qua – và đó chính xác là những gì doanh nghiệp cần”. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng các start-up sẽ theo dõi sát việc triển khai trên thực tế.Theo ông Pascal Canfin, đồng thuận chính trị hiện đã đạt được với nhiều đề xuất, chẳng hạn như ưu tiên hàng đầu của EU trong mua sắm công. Nhưng về mặt thực thi, “còn rất nhiều thách thức”. Ông cảnh báo: “Chúng ta sẽ phải làm thật khéo léo, đầy tham vọng, nhưng tránh đụng phải những rào cản cứng như yêu cầu nhất trí tuyệt đối về chính sách thuế”.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hợp tác khoáng sản chiến lược định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30'
Theo Tạp chí The Strategist (Australia), Ấn Độ và Australia đang đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản thiết yếu, một động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế: Một công đôi việc
05:30'
Từ ngày 1/7, Malaysia đã triển khai Thuế Bán hàng và Dịch vụ (SST) được sửa đổi và mở rộng theo khuôn khổ kinh tế Madani.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài cuối: EU có hấp thụ được gánh nặng tỷ giá?
06:30' - 16/07/2025
Đồng euro mạnh lên đang làm trầm trọng thêm tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng euro mạnh – Bài 1: Niềm tin của thị trường đặt cược vào châu Âu
05:30' - 16/07/2025
Đồng euro hiện là lựa chọn thay thế gần nhất với đồng USD để trở thành một đồng tiền dự trữ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý II/2025
15:12' - 15/07/2025
Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 5,2% trong quý II/2025, vượt nhẹ so với mức dự báo 5,1% theo khảo sát của Reuters và trên ngưỡng mục tiêu tăng trưởng cả năm 5% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc
09:27' - 15/07/2025
Ngày nay, mạng lưới các khu phát triển kinh tế trong cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã mở rộng lên 232 khu, trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ áp thuế 36%, kinh tế Campuchia trước ngã rẽ chiến lược
06:30' - 15/07/2025
Bộ Kinh tế Campuchia cho biết, việc Mỹ áp thuế quan ở mức 36% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Campuchia tại thị trường chủ chốt Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn thuế quan từ Mỹ và những thiệt hại với kinh tế châu Âu
05:30' - 15/07/2025
Nền kinh tế châu Âu tiếp tục phải đối mặt với mối đe dọa mới, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 12/7 tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU).
-
Phân tích - Dự báo
Lối thoát cho Mỹ trong cuộc đua tài nguyên hiếm với Trung Quốc
16:23' - 14/07/2025
Một hướng đi khác cho Mỹ để đối phó với tình trạng thiếu đất hiếm – đó là tái chế, một ý tưởng không mới nhưng đang được “hồi sinh”.