Châu Âu tăng cường chống lại "cơn lũ thép" từ Trung Quốc
Mặc dù vũ khí bảo vệ sản phẩm thép mới của Liên minh châu Âu (EU) đã được trình làng nhằm chống lại việc bán phá giá “dumping” của Trung Quốc, song ngành luyện kim tiếp tục gây sức ép với những cuộc biểu tình tràn ngập Brussels hôm 9/11, đòi hỏi EU phải thực hiện những biện pháp mạnh tay hơn.
Thời gian đang trở nên gấp rút với các cơ quan hành pháp EU bởi vì ngày 11/11, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ buộc phải thông báo quyết định công nhận quy chế “kinh tế thị trường” của Trung Quốc trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và một khi Trung Quốc có được quy chế này thì EU sẽ bị “trói tay” và không còn biện pháp nào để bảo vệ ngành luyện kim của mình.
Theo lý giải của Phó Chủ tịch Ủy Ban châu Âu Jyrki Katainen trong cuộc họp báo ngày 9/11, Brussels cần “thích nghi với tình thế mới, một là tình trạng sản xuất thép quá tải trên thế giới và khung luật pháp quốc tế thay đổi”.
Tuy không gọi đích danh một nước nào song EU khẳng định sẽ sử dụng cách tính toán mới về trợ giá nhắm vào hàng hóa nhập khẩu từ một số quốc gia có truyền thống không tôn trọng nền kinh tế thị trường và sẽ can thiệp mạnh vào nền kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp trợ giá hàng xuất khẩu để tràn ngập thị trường châu Âu.
Để bảo vệ ngành luyện kim đang đứng trước nguy cơ khánh kiệt và làm hàng chục nghìn người thất nghiệp, “vũ khí tự vệ” của châu Âu là tăng thuế khoảng trên dưới 20% đối với thép Trung Quốc và từ 18-36% với Nga. Tuy nhiên, với giới kỹ nghệ gia luyện kim châu Âu, các biện pháp mới của Brussels là không đủ hiệu quả.
Công đoàn Aegis Europe, đại diện cho khoảng 30 tập đoàn châu Âu hoạt động trong các lĩnh vực từ luyện kim đến pin mặt trời, dệt may và xe đạp thì các biện pháp trên là quá yếu trong khi ngành công nghiệp thép của châu Âu đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trong bối cảnh thị trường thép đã bão hoà, các nhà máy ở châu Âu không thể cạnh tranh với hàng giá rẻ của Trung Quốc. Công đoàn chủ nhân Eurofer ủng hộ “các biện pháp mới, theo mô hình của Mỹ”, tuy vậy tổ chức này tỏ ra thận trọng về tính hiệu quả của biện pháp châu Âu.
Trên thực tế, giới công đoàn muốn Brussels phải đánh thuế mạnh hơn vào một số loại thép Trung Quốc. Từ năm 2000 đến nay, Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng thép sản xuất, chiếm đến 50% lượng thép sản xuất trên thế giới là 1,7 tỷ tấn, và nước này vẫn đang tiếp tục “xả lũ thép” ra thị trường thế giới với sự trợ giúp của nhà nước.
Theo chuyên gia François Godement, không phải chỉ có thép được sản xuất quá tải mà nhiều vật liệu khác như nhôm và đồ sứ cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp châu Âu và đã gây thêm bất hoà trong quan hệ thương mại song phương. Vấn đề là Trung Quốc và EU không muốn xảy ra chiến tranh bảo hộ thị trường. Tháng 4/2016, Bắc Kinh đã ban hành biện pháp trả đũa một số loại thép châu Âu. Có lẽ đó là lý do tại sao “vũ khí mới” của Brussels lại khá chừng mực, không mạnh tay như của Mỹ.
Ngoài các biện pháp hải quan, EU, qua cơ quan chống gian lận Olaf, đã mở điều tra xem các công ty Trung Quốc gian lận như thế nào để luồn lách các biện pháp chống phá giá của châu Âu. Brussels có tin là Trung Quốc tuôn hàng sang Việt Nam rồi từ đó lấy nhãn hiệu "Made in Vietnam" để xuất sang Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan trong hai năm 2013-2014.
Hồi đầu tháng 10, EU đã quyết định áp thuế chống bán phá giá mới đối với hai loại thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh EU cáo buộc Trung Quốc, nước sản xuất hơn 50% thép thế giới, gây ra tình trạng thép và nhôm giá rẻ tràn ngập thị trường, dẫn đến vi phạm các thỏa thuận thương mại quốc tế.
Theo EC, cơ quan chấp hành của EU, các mức thuế trên, có thể kéo dài 5 năm, sẽ được áp dụng cho loại thép cán nóng và thép tấm nặng. Thép cán nóng là sản phẩm ban đầu, sau đó được chế tạo để làm ra thành phẩm, từ ô tô đến tủ lạnh. EC cho biết mức thuế áp lên thép cán nóng sẽ từ mức 13,2% đến 22,6% và khoảng 65,1% đến 73,7% đối với thép tấm nặng.
Biện pháp này của EC nhằm giúp các nhà sản xuất thép châu Âu khôi phục khả năng kiếm lời và tránh thiệt hại cho các công ty sản xuất thép cán nóng. EU có một loạt tranh chấp thương mại với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn thứ hai của châu Âu.
Brussels hiện có hơn 100 biện pháp bảo hộ thương mại, 37 biện pháp trong số đó nhắm vào những sản phẩm thép nhập khẩu “gian lận”, mà trong đó có 15 loại của Trung Quốc. Ngược lại, phía Bắc Kinh cũng lập tức phản ứng với những biện pháp được xem là không công bằng và áp đặt thuế chống bán phá giá riêng đối với một loạt sản phẩm thép nhập khẩu từ EU, Nhật Bản và Hàn Quốc./.
- Từ khóa :
- châu âu
- thép trung quốc
- ngành luyện kim
- thép châu âu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU áp thuế chống bán phá giá mới đối với thép Trung Quốc
19:59' - 08/10/2016
Liên minh châu Âu (EU) mới đây đã quyết định áp thuế chống bán phá giá mới đối với hai loại thép nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành thép Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi
15:12' - 22/09/2016
Cái bắt tay giữa hai “ông lớn” trong ngành thép Trung Quốc được coi là một dấu mốc quan trọng trong quá trình cải tiến ngành công nghiệp này tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyển nợ thành cổ phần - "Toa thuốc" dành cho các công ty than và thép Trung Quốc
20:31' - 18/09/2016
Trung Quốc sẽ hỗ trợ các công ty quản lý tài sản chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần đối với các doanh nghiệp thép và than.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành thép Trung Quốc trước bài học giảm sản lượng từ than
16:36' - 15/09/2016
Trong khi ngành thép của Trung Quốc không thành công trong việc cắt giảm sản lượng thì ngành than lại thành công, dẫn tới kết quả ngoài dự kiến là giá than và nhập khẩu than đều tăng.
-
Hàng hoá
Thép Trung Quốc tiếp tục gặp trở ngại tại Mexico
09:31' - 02/08/2016
Bộ Kinh tế Mexico vừa thông báo áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với nhập khẩu thép tấm mạ kẽm có xuất xứ từ Trung Quốc (tính cả sản phẩm do vùng lãnh thổ Đài Loan sản xuất).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.