Chênh lệch giàu nghèo tại Hong Kong (Trung Quốc) đang ở ngưỡng cao nhất
Giới chuyên gia cảnh báo điều kiện sống thiếu thốn tiềm ẩn kéo theo những vấn đề xã hội phức tạp.
Báo cáo công bố 5 năm/lần của cơ quan thống kê Chính quyền Hong Kong sử dụng phương pháp tính toán mang tên Gini Co - dùng để đánh giá sự bất bình đẳng, cách biệt giàu - nghèo trong xã hội.
Chỉ số Gini ở mức 0 tương đương bình đẳng tuyệt đối trong khi 1.0 đồng nghĩa với toàn bộ tài sản xã hội nằm trong tay 1 người.
Theo báo cáo trên, chỉ số Gini của Hong Kong đã tăng lên mức 0,539 trong năm 2016 so với mức 0,537 của năm 2011. Đây cũng là con số cao nhất tính từ năm 1971.
Số liệu ngày 9/6 của Cơ quan Thống kê Hong Kong cho biết xóa nghèo và hỗ trợ những người khó khăn là "ưu tiên trong chương trình nghị sự của Chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong".
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định chỉ số Gini cho thấy phát triển kinh tế trong 20 năm qua đã không giúp thu hẹp khoảng cách giàu nghèo tại Hong Kong hay giúp xã hội trở nên công bằng hơn. Bất bình đẳng thu nhập vẫn là vấn đề nổi cộm trong xã hội này.
Được biết, trước tình trạng mức vật giá và chi phí sinh sống "cao ngất ngưởng" vượt mức lương trung bình của người dân, nhiều gia đình đa thế hệ của Hong Kong đang buộc phải chung sống trong những căn hộ nhỏ hẹp và chật chội.
Trong khi đó, Hong Kong tiếp tục được bình chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Theo Báo cáo “Chỉ số tự do kinh tế toàn cầu năm 2017” của Quỹ Heritage Foundation (Mỹ) hồi tháng 2 vừa qua, tổng điểm của Hong Kong năm 2017 là 89,8/100 điểm đứng thứ nhất và cao hơn 1,2 điểm so với năm 2016, đồng thời cao hơn nhiều so với điểm số bình quân toàn cầu (60,9 điểm).
Trong khi đó, Singapore tiếp tục đứng thứ hai với 88,6 điểm, tăng 0,8 điểm so với năm ngoái. Xếp sau đó lần lượt là New Zealand, Thụy Sĩ và Australia.
Trong số 12 yếu tố đánh giá mà báo cáo nêu ra, Hong Kong đã có 8 yếu tố giành được thành tích tốt với 90 điểm trở lên, đồng thời được giành được vị trí số 1 thế giới về các khía cạnh “tài chính lành mạnh”, “tự do thương mại” và “tự do tài chính” trong cuộc bình chọn của Quỹ Heritage Foundation đối với 180 nền kinh tế trên toàn cầu, trong đó chỉ số “tài chính lành mạnh” giành được điểm tối đa (100/100 điểm)./.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Moody's hạ xếp hạng nợ dài hạn của Hong Kong
14:12' - 25/05/2017
Moody's hạ bậc xếp hạng của Hong Kong từ Aa1 xuống Aa2 ngay sau khi hạ bậc xếp hạng nợ dài hạn của Trung Quốc lần đầu tiên trong gần 30 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nhậm chức Trưởng Đặc khu Hong Kong
11:55' - 12/04/2017
Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trao Quyết định của Quốc Vụ viện bổ nhiệm Trưởng Khu Hành chính Đặc biệt Hong Kong cho bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam).
-
Kinh tế Thế giới
Phát hiện vụ thao túng thị trường đầu tiên thông qua Kết nối TTCK Thượng Hải – Hong Kong
10:09' - 11/03/2017
Uỷ ban Giám sát và Quản lý Chứng khoán Trung Quốc vừa phát hiện trường hợp thao túng thị trường xuyên biên giới đầu tiên thông qua Kết nối Thị trường chứng khoán Thượng Hải – Hong Kong.
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong tiếp tục được bình chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới
08:42' - 19/02/2017
23 năm liên tiếp, Hong Kong tiếp tục được bình chọn là nền kinh tế tự do nhất thế giới với tổng điểm năm 2017 là 89,8/100, cao hơn nhiều so với điểm số bình quân toàn cầu (60,9 điểm).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.