Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon
Chỉ thị nêu rõ, thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải.
Triển khai thực hiện NDC là trách nhiệm của các quốc gia để thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, trong đó có mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp.
Để bảo đảm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo NDC và đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon là rất cấp thiết.
Phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hợp lý, thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân tham gia các dự án giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng.
Tại Việt Nam, từ giữa những năm 2000 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp triển khai các chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon và trao đổi tín chỉ carbon ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ carbon từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM).
Tuy nhiên, trong thời gian qua, có nhiều thông tin, dư luận xã hội chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, chính xác về thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon, đặc biệt là hoạt động tạo tín chỉ, quản lý tín chỉ carbon từ rừng và một số lĩnh vực khác. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân hiểu chưa đúng đắn về thị trường carbon và phương thức tạo tín chỉ carbon để có thể giao dịch trên thị trường.
Quản lý tín chỉ carbon bao gồm việc xây dựng và tổ chức triển khai các quy định về cơ chế quản lý việc tạo tín chỉ và trao đổi, mua bán tín chỉ carbon theo hình thức tự nguyện hoặc bù trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính; là cơ sở cho phát triển thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường thế giới. Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon và kết quả giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia. Để tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường carbon, đảm bảo thực hiện NDC, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các đối tác tham gia, đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ về thị trường carbon và phương thức tạo tín chỉ carbon để có thể giao dịch trên thị trường, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ (Phụ lục IV) và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đạt mục tiêu cam kết theo NDC, hoàn thành trong quý III/2024. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải theo NDC; đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của một số lĩnh vực. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tuyên truyền sâu rộng về các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện NDC, phương thức tạo tín chỉ carbon, tham gia thị trường carbon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường carbon tuân thủ. Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường carbon trong nước, trao đổi với quốc tế. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi tín chỉ carbon trong nước và ra nước ngoài, trình Chính phủ trước ngày 30/7/2024. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và địa phương có rừng khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và các địa phương có rừng xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ carbon rừng với các đối tác quốc tế; hoàn thành trước ngày 31/10/2024; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ carbon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia, đề xuất quy định quản lý (nếu có) và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2024. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra; nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển thị trường carbon. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, các đài phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), phương thức tạo tín chỉ carbon, tham gia thị trường carbon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường carbon tuân thủ. UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia theo NDC; rà soát, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn để đánh giá tiềm năng tạo tín chỉ carbon, trao đổi tín chỉ carbon. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan rà soát, yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trên địa bàn thực hiện trách nhiệm cung cấp thông tin về chương trình, dự án, số lượng tín chỉ carbon được tạo ra và trao đổi gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp theo quy định. UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan triển khai các chương trình truyền thông về trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia theo NDC, phương thức tạo tín chỉ carbon, tham gia thị trường carbon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường carbon tuân thủ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.- Từ khóa :
- tín chỉ carbon
- carbon
- thị trường carbon
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản trồng cỏ biển để thu giữ carbon
15:06' - 25/04/2024
Nhật Bản đang triển khai dự án khôi phục hệ sinh thái tự nhiên dọc bờ biển của thành phố cảng Yokohama, phía Nam Tokyo, bằng cách trồng rong lươn - loại cỏ biển màu xanh nhạt.
-
Kinh tế và pháp luật
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về giảm phát thải và thị trường carbon
18:53' - 17/04/2024
Nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường công tác kiểm kê khí nhà kính phục vụ phân bổ hạn ngạch phát thải, chuẩn bị cho thị trường carbon.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre có nhiều tiềm năng tín chỉ carbon
20:22' - 06/04/2024
Bến Tre hiện có diện tích trồng dừa lớn nhất với khoảng 78.000 ha. Theo các nhà nghiên cứu, với diện tích này, Bến Tre có tiềm năng lưu trữ từ 1,9 - 5,8 triệu tấn CO2 (chưa kể cây dưới tán dừa).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
20:36' - 15/01/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Chính phủ Nga Mikhail Mishustin (Mi-kha-in Mi-su-xơ-tin) và đoàn đại biểu Chính phủ Liên bang Nga đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14-15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
19:32' - 15/01/2025
Ngày 15/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (18/1/1950 - 18/1/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ giá đỗ ở Đắk Lắk sử dụng chất cấm: Tăng trách nhiệm cơ sở sản xuất, phân phối sản phẩm
19:02' - 15/01/2025
Công an đã kết luận các cơ sở sản xuất giá đỗ vừa qua tại tỉnh là cố tình sử dụng chất cấm. Về mặt pháp lý đã đầy đủ; cơ sở làm sai, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì bị xử phạt, xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo Tập đoàn sản xuất máy bay của Trung Quốc
18:46' - 15/01/2025
Phó Thủ tướng đánh giá cao thành tựu hoạt động sản xuất, kinh doanh, hiệu quả của Tập đoàn COMAC cũng như mong muốn hợp tác kinh doanh với các hãng hàng không của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành đường song hành Vành đai 4
18:44' - 15/01/2025
Vùng với việc thực hiện tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh và phấn đấu hoàn thành đường song hành của tuyến đường quan trọng bậc nhất này trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 2.000 tỷ đồng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tràng Cát, Hải Phòng
17:41' - 15/01/2025
Dự án được triển khai tại phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng với quy mô sử dụng đất 200,39 ha. Tổng vốn đầu tư là 2.252,671 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Nhà đầu tư là 337,9 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh chủ động giải ngân đầu tư công ngay từ đầu năm
17:40' - 15/01/2025
Năm 2025, Tp. Hồ Chí Minh được giao giải ngân đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng, cộng thêm nguồn vốn Trung ương, con số phải chi rất lớn, lên đến 85.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Séc và tham dự Hội nghị WEF tại Thụy Sĩ
17:12' - 15/01/2025
Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Ba Lan sau 15 năm, đến Séc sau 6 năm, nhằm tạo đột phá nâng tầm quan hệ với hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
17:11' - 15/01/2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.