Chi tiết kế hoạch triển khai đường bay quốc tế như thế nào?
Theo đó, với kế hoạch do Vietnam Airlines và Vietjet Air đệ trình, hàng tuần sẽ có 4 chuyến bay hạ cánh Hà Nội vào các ngày thứ 3,4,5 (tổng số tối đa là 1.304 ghế) và có 5 chuyến bay hạ cánh Tp. Hồ Chí Minh vào các ngày thứ 3 (02 chuyến); 4, 5, 6 (tổng số tối đa 1.290 ghế).
Đối với phía nước ngoài, ngày 11/9/2020, Cục Hàng không Việt Nam đã có thư chính thức gửi Nhà chức trách hàng không 4 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) thông báo phương án mở lại các chuyến bay chở khách giữa Việt Nam và từng đối tác. Các đối tác đều nhất trí với phương án mà Việt Nam đưa ra.Theo đó, phía Trung Quốc chỉ định Hãng hàng không China Southern Airlines (CZ) khai thác đường bay Quảng Châu- Tp. Hồ Chí Minh với tần suất 1 chuyến/tuần.Nhật Bản chỉ định Japan Airlines (JL) và All Nippon Airways (NH) khai thác luân phiên từ Tokyo đến Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh theo từng tuần với tần suất 1 chuyến/tuần/đường bay.Phía Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã chỉ định China Airlines (CI) và Eva Air (BR) khai thác Đài Bắc đến Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh theo từng tuần với tần suất 1 chuyến/tuần/đường bay. Kế hoạch khai thác cụ thể sẽ được các hãng hàng không đệ trình Cục Hàng không Việt Nam trong thời gian sớm nhất.Đối với hành khách nhập cảnh, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao nội dung này cho Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đưa vào quá trình xem xét cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam. Các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài chỉ xem xét làm thủ tục hàng không cho hành khách có thị thực nhập cảnh Việt Nam do các cơ quan chức năng cấp.Đối với các hãng hàng không vận chuyển khách vào Việt Nam, trên cơ sở thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải và dựa trên kinh nghiệm của một số nước, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã xây dựng quy trình tiếp nhận khách trên các chuyến bay quốc tế vào Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông Vận tải...Theo đó, hãng hàng không chỉ đặt chỗ, bán vé cho hành khách khi cung cấp đầy đủ các thông tin (tên, số điện thoại liên lạc của cá nhân khi ở Việt Nam; địa chỉ, số điện thoại liên hệ cơ sở cách ly tại Việt Nam; số điện thoại của tổ chức đón khách tại cảng hàng không).Trong quá trình làm thủ tục hành khách (check-in), hãng hàng không yêu cầu hành khách xuất trình và kiểm tra hộ chiếu, thị thực nhập cảnh và các giấy tờ tương đương; giấy xác nhận âm tính với COVID-19 theo phương pháp realtime PCR trong vòng 3 ngày trước khi lên máy bay (giấy này phải được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại địa bàn xác nhận).Các tài liệu xác nhận việc được chấp nhận ở các cơ sở cách ly theo quy định (nhà công vụ của cơ quan đại diện ngoại giao, nhà máy, trụ sở doanh nghiệp hoặc khách sạn, cơ sở lưu trú, cơ sở cách ly tập trung do quân đội quản lý); thông tin của tổ chức đón khách tại cảng hàng không.
Trong quá trình làm thủ tục lên tàu bay (boarding): yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trên tàu bay; yêu cầu cài đặt ứng dụng di động "Vietnam Health Declaration", "Bluezone" và thực hiện khai báo y tế điện tử bắt buộc; đo thân nhiệt hành khách trước khi lên máy bay và từ chối vận chuyển đối với khách có thân nhiệt vượt quá 37,5 độ C.Đối với việc vận chuyển khách nối chuyến từ nước thứ ba, Cục Hàng không Việt Nam đã xây dựng 3 phương án. Cụ thể, phương án 1, chưa chấp nhận vận chuyển khách nối chuyến.
Phương án 2, chấp nhận vận chuyển khách nối chuyến, hãng hàng không sẽ thực hiện các yêu cầu trong quá trình làm thủ tục hành khách (check-in) tại điểm xuất phát đầu tiên của hành trình; khách phải cách ly đủ 14 ngày và không áp dụng quy trình nhập cảnh ngắn ngày đối với khách nối chuyến.Phương án 3, chấp nhận vận chuyển khách nối chuyến, hãng hàng không sẽ thực hiện các yêu cầu trong quá trình làm thủ tục hành khách (check-in) tại điểm xuất phát đầu tiên của hành trình; toàn bộ hành khách trên chuyến bay (khách trực tiếp từ đối tác vào Việt Nam và khách nối chuyến từ nước thứ 3 qua đối tác vào Việt Nam) đều không áp dụng quy trình nhập cảnh ngắn ngày.Đối với việc cung cấp danh sách hành khách và thông tin hành khách, Cục Hàng không Việt Nam cho biết hãng hàng không có trách nhiệm gửi Cảng vụ hàng không tại cảng hàng không đến danh sách hành khách đặt chỗ 12 tiếng trước giờ dự kiến khởi hành và thông tin hành khách trên chuyến bay như thông tin trong quá trình làm thủ tục hành khách (check-in) trước 30 phút trước khi chuyến bay cất cánh.Các cảng vụ hàng không có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển thông tin hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến nêu trên cho cơ quan kiểm dịch y tế, cơ quan xuất nhập cảnh và các cơ quan liên quan tại cảng hàng không.Cục Hàng không Việt Nam cũng đã báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tưởng Chính phủ đồng ý điều chỉnh đường bay giữa Lào và Việt Nam là Viên Chăn - Hà Nội và giữa Campuchia và Việt Nam là Phnompenh -Tp. Hồ Chí Minh.Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố công bố các cơ sở lưu trú cách ly, mức phí trọn gói lưu trú và xét nghiệm để khách lựa chọn, công bố danh sách các doanh nghiệp vận tải đủ điều kiện vận chuyển hành khách từ sân bay tới cơ sở lưu trú và mức phí chi trả.
Đề nghị địa phương áp dụng thống nhất quy trình tiếp nhận hành khách cách ly, không có các yêu cầu, quy trình riêng đối với các chuyến bay đã được cấp phép bay; đề nghị cho phép các hãng hàng không theo dõi sức khỏe tổ bay khi nhập cảnh, hết 48 giờ không có dấu hiệu nhiễm bệnh COVID-19 thì được phép tiếp tục thực hiện các chuyến bay khác.Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về COVID-19 vào chiều 18/9, trên tinh thần tiếp tục mở các đường bay quốc tế có kiểm soát, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đề xuất tăng tần suất chuyến bay, kể cả bay thương mại đón chuyên gia, nhà đầu tư, đón công dân Việt Nam về nước.Lịch bay cụ thể báo cáo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xem xét, quyết định.
Thủ tướng nhấn mạnh, cần có biện pháp nhanh chóng giải tỏa hành khách tại các sân bay, không để tụ tập đông người, dễ lây nhiễm. Các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Y tế, Bộ Công an chỉ đạo giải quyết nhanh hơn nữa các thủ tục đón chuyên gia, nhà đầu tư đến Việt Nam, báo cáo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Dịch COVID-19: Vietnam Airlines khôi phục hoàn toàn thị trường nội địa
12:59' - 21/09/2020
Vietnam Airlines đang khai thác mạng bay nội địa gồm hơn 40 đường bay, với trung bình gần 200 chuyến bay mỗi ngày.
-
Doanh nghiệp
Vietjet Air mở bán 1,8 triệu vé 0 đồng từ ngày hôm nay
09:34' - 15/09/2020
Chào mừng việc khôi phục hoàn toàn mạng bay nội địa hãng thực hiện chương trình bán vé ưu đãi với 1,8 triệu vé giá chỉ 0 đồng trong 3 ngày từ 15 -17/9/2020 cho các đường bay nội địa.
-
Doanh nghiệp
Vietjet Air tăng cường kết nối với Đà Nẵng
16:09' - 13/09/2020
Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại, giao thương và góp phần tăng tốc hồi phục kinh tế địa phương, Vietjet Air tăng cường khai thác các đường bay đến và đi từ Đà Nẵng từ ngày 13/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.