Chi tiêu quốc phòng trên toàn thế giới tăng trở lại
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), xung đột gia tăng tại một số khu vực trên thế giới đã khiến cho chi tiêu quân sự tăng theo.
Đông Âu, châu Á và Trung Đông là những khu vực có mức chi tiêu quốc phòng tăng cao, trong khi sự giảm sút chi tiêu quân sự tại một số nước phương Tây đã chững lại.
Mặc dù, ngân sách chi tiêu quốc phòng của Mỹ trong năm 2015 giảm 2,4%, xuống mức 596 tỷ USD so với năm 2014, song Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về ngân sách chi tiêu cho hoạt động quân sự.
Theo chuyên gia nghiên cứu cấp cao của SIPRI Sam Perlo-Freeman, Mỹ đã dành một phần đáng kể cho các cuộc chiến chống nhóm "Nhà nước Hồi Giáo" (IS) tự xưng.
Đứng thứ hai là Trung Quốc, với chi tiêu dành cho an ninh quốc phòng năm 2015 là 215 tỷ USD; Saudi Arabia đứng thứ 3 với mức chi 87,2 tỷ USD và Nga đứng thứ 4 với 66,4 tỷ USD.
Theo SIPRI, trong giai đoạn 10 năm (2006-2015), ngân sách quốc phòng của Mỹ giảm 4% trong khi Trung Quốc tăng 132%; các nước Saudi Arabia và Nga có mức tăng lần lượt là 97% và 91%./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập đặt mua của Pháp lô vũ khí trị giá hơn 1 tỷ USD
13:31' - 23/03/2016
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 22/3, Ai Cập đã đặt mua lô vũ khí bao gồm tàu chiến và một vệ tinh quân sự của Pháp với tổng trị giá hơn 1 tỷ euro (khoảng 1,12 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Khủng bố tại Paris: Vũ khí tấn công được mua lậu từ Đức
18:38' - 27/11/2015
Theo thông tin mới công bố, 4 khẩu súng mà các thủ phạm sử dụng trong loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu tối 13/11 tại Paris (Pháp) được mua từ một đối tượng buôn lậu súng tại Đức.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Doanh số thương mại điện tử tăng lần đầu tiên kể từ năm 2021
20:58'
Các nhà bán lẻ trực tuyến của nước này đã ghi nhận doanh thu tăng nhẹ lần đầu tiên kể từ năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Thụy Sĩ đưa đậm nét việc Việt Nam - Thụy Sĩ nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện
13:36'
Trang tin Nau.ch dẫn bài viết của hãng thông tấn Keystone SDA có nhan đề “Thụy Sĩ và Việt Nam muốn tăng cường đối thoại”.
-
Kinh tế Thế giới
EU kêu gọi tăng cường ngoại giao khí hậu sau khi Mỹ rút lui
12:48'
Theo Ủy viên phụ trách vấn đề khí hậu của EU Wopke Hoekstra, châu Âu cần tăng cường vai trò ngoại giao về khí hậu, sau khi Tổng thống Mỹ một lần nữa rút khỏi nỗ lực toàn cầu chống suy thoái khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Năng lượng Mặt Trời lần đầu tiên vượt than đá trong cung cấp điện năng ở EU
12:46'
Lần đầu tiên năng lượng Mặt Trời đã vượt qua than đá trong cơ cấu cung cấp điện của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư pháp - Đề cử tân đại sứ tại EU
12:44'
Theo các nguồn thạo tin, chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện tái cấu trúc lớn tại Bộ Tư pháp, với việc điều chuyển khoảng 20 luật sư cấp cao sang các vị trí mới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:23'
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:00'
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Aramco: Nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2025
08:24'
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt 106 triệu thùng/ngày trong năm nay, sau khi ghi nhận mức trung bình khoảng 104,6 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn LNG/năm với Ấn Độ
08:15'
Tập đoàn dầu khí quốc gia Argentina YPF đã ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn khí hóa lỏng/năm với 3 công ty của Ấn Độ, cũng như hợp tác trong lĩnh vực lithium, khoáng sản và thăm dò hydrocarbon.