Chia sẻ lợi ích lưu vực sông Mê Kông-Bài 1: Đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các quốc gia
Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Lê Đức Trung, Chánh văn phòng Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam xung quanh vấn đề này. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
Phóng viên:Thưa ông, hiện nay, tình hình xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân địa phương. Nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài nguyên nhân biến đổi khí hậu còn do lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về trong mùa lũ năm 2016 ít nên không đủ để rửa mặn như mọi năm. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?Tiến sỹ Lê Đức Trung: Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều chuyên gia đã đánh giá đây là thời kỳ hạn hán nhất trong lịch sử 100 năm qua của khu vực. Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cũng có chuỗi số liệu về khí tượng thủy văn và dòng chảy cho thấy, những thông số về hạn đã vượt mức thấp nhất trong 30 năm gần đây.
Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 90% nguồn nước là từ bên ngoài. Vấn đề hạn hán ở đây phụ thuộc vào những yếu tố: Nguồn nước bên ngoài, tình hình mưa và việc sử dụng nước ở khu vực đồng bằng; những tác động từ ngoài biển như mức triều.
Các chuyên gia của Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cũng thu thập số liệu và phân tích nguồn nước từ bên ngoài, từ đó nhận định lượng mưa của Đồng bằng sông Cửu Long trong năm nay rất thấp, thậm chí ở mức lịch sử.
Trong tháng 2/2016, khu vực này hầu như không có mưa nên ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy sông Mê Kông trên dòng chính và dòng chảy vào Việt Nam. Khi mưa ít, hạn hán xảy ra, việc sử dụng nước trong lưu vực phải gia tăng nhằm đảm bảo tưới tiêu, nông nghiệp…, do đó, nguồn nước vào Việt Nam cũng ít đi làm hạn hán lại càng nghiêm trọng.
Mùa kiệt của Đồng bằng sông Cửu Long là vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2016 và dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn sẽ ngày càng nguy cấp. Ngoài một số công trình thủy điện trên dòng chính phía thượng lưu của Trung Quốc, hiện Thái Lan cũng có một số công trình chuyển nước trong khu vực khiến hạn hán ở hạ lưu sông Mê Kông trầm trọng hơn.
Trong nội bộ đồng bằng, ngoài lượng mưa ít, việc sử dụng nước trong mùa khô cao thì đỉnh triều theo thống kê trong 2 -3 tháng qua cũng rất cao, góp phần đẩy mặn sâu vào Đồng bằng sông Cửu Long.
Phóng viên: Có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc xây dựng một loạt công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông và đặc biệt, Lào đang tiến hành quá trình xây dựng hai thủy điện lớn là Don Sa Hong và Xayaburi đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh thái và nguồn sống của khu vực hạ lưu là Đồng bằng sông Cửu Long. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Tiến sỹ Lê Đức Trung: Đối với công trình thủy điện Xayaburi, phía Lào đã xây dựng được hai năm và hiện mới đạt 50% khối lượng thi công. Do công trình cách Việt Nam 2.000 km, chưa chặn dòng chính của sông Mê Kông và chưa có tác dụng điều tiết nên tạm thời không tác động đến Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, trong vòng 4- 5 năm tới, khi hai công trình thủy điện này đi vào hoạt động, lúc đó sẽ có tác động lên dòng chảy và trong mùa khô có thể có những ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng ta cần nghiên cứu, theo dõi và giám sát chặt chẽ vấn đề này.
Phóng viên: Hiện nay, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đã có những nghiên cứu, đánh giá nào về tác động của các công trình thủy điện phía thượng lưu đối với việc phát triển kinh tế - xã hội? Kết quả ra sao?
Tiến sỹ Lê Đức Trung: Trong ba năm qua, Chính phủ đã giao Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam tiến hành nghiên cứu tác động các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng châu thổ sông Mê Kông của Việt Nam - Campuchia. Nghiên cứu này đã được hoàn thành và báo cáo Chính phủ vào tháng 12/2015.
Theo kết quả nghiên cứu, các công trình thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông và một số công trình tại Vân Nam (Trung Quốc) đã gây ra những tác động đến Đồng bằng sông Cửu Long.
Về mặt dòng chảy, các công trình này làm suy giảm dòng chảy trong mùa khô trong chu kỳ dòng chảy ngắn hạn, từ đó dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn tăng.
Ngoài ra, các công trình này còn tác động đến nguồn thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và lượng phù sa bùn cát. Các chuyên gia tham gia nghiên cứu cũng dự báo sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất 50%, và lượng phù sa mất 70%.
Những tác động này sẽ dẫn đến hệ lụy lớn đối với môi trường sinh thái, đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia.
Phóng viên: Vậy Việt Nam cần thực hiện những giải pháp gì để cân bằng lợi ích giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông, thưa ông?
Tiến sỹ Lê Đức Trung: Các quốc gia có quyền theo đuổi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho quốc gia mình nhưng khi sử dụng chung một dòng sông, các quốc gia vẫn phải tuân thủ những điều luật, thông lệ quốc tế.
Đặc biệt, khi chúng ta có Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy, đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 21/5/1997 và có hiệu lực năm 2014. Ngoài ra, còn có những quy định quốc tế và vùng khác cho lưu vực sông Mê Kông.
Điển hình là Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông năm 1995 và bộ Quy chế sử dụng nước của Ủy hội. Đây là những nguyên tắc về nguồn nước quốc tế đã được thừa nhận và chúng ta cần tuân thủ.
Đây cũng là cơ sở để Việt Nam phối hợp với các quốc gia trên dòng sông Mê Kông, đặc biệt trong lưu vực sông Mê Kông quốc tế để sử dụng nguồn nước chung một cách bền vững.
Ủy hội sông Mê Kông quốc tế đã xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển lưu vực và sẽ khuyến cáo các quốc gia trong lưu vực nỗ lực trao đổi thông tin về các công trình sử dụng nước trên sông Mê Kông; đảm bảo nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý đối với quyền sử dụng nước của các quốc gia ở khu vực hạ lưu cũng như Việt Nam. Đó là những quy định Việt Nam đang cố gắng đạt được cả về cam kết cũng như thực hiện.
Đồng bằng sông Cửu Long có tới hơn 90% nguồn nước phụ thuộc vào nước ngoài, do đó vấn đề hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong lưu vực là rất quan trọng.
Đối với Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, Việt Nam đã có quy hoạch, chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước và mạng giám sát.
Chúng tôi đang phối hợp các quốc gia thành viên trao đổi thông tin. Hiện không chỉ có Việt Nam mà cả Campuchia, Thái Lan cũng xảy ra hạn nhưng họ có nhu cầu và mức độ sử dụng nước ít hơn Việt Nam nên chưa cảm nhận được nhiều.
Tới đây, Ủy hội sông Mê Kông quốc tế sẽ có thư gửi tới Trung Quốc, đề nghị xem xét những vấn đề sử dụng nước trên sông Mê Kông để không gây hạn hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng hạn hán trong mùa khô cạn kiệt này.
Trong nội tại, Việt Nam phải có các giải pháp tăng cường, ứng phó như: Xây dựng hệ thống hồ đập giữ nước, cống ngăn mặn...tuy nhiên những giải pháp này có thể chưa phát huy được ngay.
Trong lúc chờ đợi giải pháp triệt để, chúng ta phải có giải pháp thích ứng và chiến lược sử dụng nước ví dụ như thay đổi cơ cấu mùa vụ; chọn những giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 2: Khát trên vùng sông nước
16:10' - 01/03/2016
Năm nay, tình trạng khô hạn, thiếu nước diễn ra ngay cả mùa lũ đang khiến nơi nơi trong vùng “khát nước ngọt”.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 1: Nghèo trên vựa lúa
15:38' - 01/03/2016
Do ảnh hưởng của hiện tượng El – Nino và dòng chảy thượng lưu sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp nên tình trạng hạn, mặn đến sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với hạn mặn
13:11' - 25/02/2016
Nếu mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6/2016. Trong thời kỳ này, vào những đợt triều cường mặn sẽ xâm nhập sâu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.