Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 1: Nghèo trên vựa lúa
Đồng bằng sông Cửu Long có gần 4 triệu ha đất nông nghiệp, chiếm gần 30% so với cả nước; trong đó diện tích trồng lúa là hơn 50%.
Vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước với nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển này đang phải gồng mình hứng chịu thiên tai cấp 1, cấp 2 khốc liệt ngay từ đầu mùa khô 2015 – 2016.
* Không còn lúa để mót
Trong cái nắng nóng trên 35 độ C, dáng bà Lê Thị Tua (xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đen đúa, gầy còm còng mình mót lúa giữa đám ruộng người ta vừa gặt xong như một chấm đen trên tờ giấy trắng.
Ở thửa ruộng kế bên, bóng chồng bà và đứa con thứ ba 14 tuổi thì loang loáng, ẩn hiện dưới cái nắng như thiêu đốt để mót từng bông lúa máy gặt sót lại.
Bà Tua đứng lên nhưng người cũng vẫn dáng “chữ C”, tay còn cầm lọn lúa xác xơ vừa mót được cho hay, cả nhà bà mót một ngày cũng được 20 kg lúa. Cả vụ thu hoạch được chừng 200 kg lúa, tính ra gạo được khoảng 70 kg, đủ cho gia đình ăn trong 6 tháng tới.
Thuộc diện hộ nghèo, nhà bà Tua không có mét vuông ruộng nào. Những vụ mùa trước đây cả nhà bà cũng đi mót lúa nhưng vì được mùa nên lúa rơi rụng và thu hoạch sót cũng còn nhiều.
Năm nay, lúa mất mùa, cả ngàn mét vuông chỉ thu hoạch được 700 – 800 kg nên lúa rơi rụng, sót lại chả là bao.
Trên đường đi vào trụ sở xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, tôi gặp Lâm Thị Thu Thảo, ấp Sóc Léo. Thảo đã 19 tuổi mà người loắt choắt, cao chừng 1,5m, da đen nhẻm và là chị đầu của ba đứa em. Thảo đang trải ba miếng bao tải dùng đựng lúa xuống cái nền ruộng nứt toác, vì khô hạn đã nhiều ngày rồi đổ mấy kg lúa vừa mót được ra phơi.
Thảo cho biết, cánh đồng lúa sau nhà đã chết khô vì nhiễm mặn nên phải sang cánh đồng bên cạnh để mót lúa về ăn. Dù bên đó không bị nhiễm mặn, vẫn thu hoạch được nhưng do mất mùa nên số lúa mót được cũng chỉ được phân nửa so với mức 10 kg như mọi năm.
Ba mẹ Thảo đã tới Bình Dương làm công nhân và cô cũng tính lên đó xin việc để sinh sống qua mùa khô này nhưng phải lo cho ba đứa em còn nhỏ cùng bà nội đã 70 tuổi nên chưa đi được.
* Thiếu nợ, bỏ xứ ra đi
Theo Quốc lộ Nam Sông Hậu, từ Cống Một chạy về hướng Bạc Liêu dăm km rồi rẽ vào con đường xã Lịch Hội Thượng. Đi được vài chục thước, phía bên phải đường là một màu vàng xỉn, bạc trắng của ruộng đồng khô cạn, lúa bắt đầu chết do mặn.
Trên cái vàng úa, bàng bạc của cánh đồng hơn trăm héc ta đã bị nhiễm mặn là lác đác mấy con bò được người dân thả vào, đang nhởn nhơ ăn lúa.
Ông Thạch Sơn đang ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà sát bên đám ruộng đang chết dần. Khuôn mặt chữ điền hốc hác, da mặt sạm đen như những bông lúa nhiễm mặn đang chết khô ngoài đồng sau nhà khiến ông già hơn nhiều so với cái tuổi 56.
Ông buồn bã: “Không còn gì nữa rồi, lúa đã chết hết cả. Ba đứa con đã bỏ đi Tp. Hồ Chí Minh làm công nhân. Hai vợ chồng chúng tôi ở nhà với hai đứa cháu ngoại còn nhỏ và khoản nợ đại lý vài chục triệu đồng tiền giống lúa, phân bón… Sắp tới không biết lấy gì ăn, rồi sinh sống ra sao”.
Gia đình ông có hơn 5.000m2 lúa chết do nhiễm mặn; trong đó, của ông là một nửa, số còn lại là của hai người con đã phải bỏ xứ đi làm thuê.
Trụ sở xã Lịch Hội Thượng đúng ngày địa phương chuẩn bị giao quân vào ngày hôm sau nên vắng lặng khác thường. Trực tại ủy ban xã, ông Dư Minh Tâm - cán bộ địa chính - nông nghiệp - xây dựng nông thôn mới chia sẻ, xã có 1.170 ha lúa thì đến nay đã bị thiệt hại 816,4 ha.
Mức thiệt hại dưới 30% là 224,41 ha; thiệt hại từ 30 - 50% là 91 ha; từ 50 - 70% là 33,69 ha và từ 70 - 100% là 467,31 ha. Diện tích còn lại không bị thiệt hại vì được thu hoạch sớm.
Nước mặn xâm nhập vào nội đồng địa bàn xã Lịch Hội Thượng đợt đầu khoảng trước Tết Nguyên đán 2016 làm lúa mới gieo sạ phát triển èo ọt. Nhiều người bỏ luôn nhưng một số vẫn tiếp tục cứu lúa. Khi nước mặn vào đợt hai cũng là lúc có nước ngọt trở lại.
Số người dân cứu lúa lần đầu tiếp tục cứu lúa lần thứ hai và kéo dài thêm được hơn 70 ngày nữa thì nước mặn lại tràn vào đợt ba. Lần này, nước quá mặn và kéo dài khiến lúa bị chết nhiều, không thể cứu nổi. Những hộ cố gắng cứu lúa đã lỗ hai đợt đầu nay lỗ càng nặng thêm.
Xã Lịch Hội Thượng, hộ nào cũng chịu cảnh mất mùa bởi ngập mặn. Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Sinh, ấp Nam Chánh có 35 công (1.000m2) lúa bị thiệt hại do mặn hơn 50%, diện tích còn lại thu hoạch được nhưng cũng bị mất mùa, chỉ đạt vài trăm kg/1.000m2. Ông Sinh đã phải vay 15 triệu đồng của Ngân hàng Agirbank để trả tiền giống, thuốc, phân bón cho đại lý.
Bi đát hơn, hộ ông Trần Út Quọ, ấp Sóc Léo có 4.000m2 và thuê thêm 4.000m2 ruộng để làm lúa kiếm lời vì vụ Đông Xuân thường trúng mùa, được giá. Thế nhưng, nước mặn xâm nhập làm toàn bộ diện tích lúa của ông chết hết. Ông Quọ đành bỏ xứ đi Bình Dương làm thuê đã gần tháng nay.
Theo ông Dư Minh Tâm, trong vòng một tháng trở lại đây, xã đã ký nhiều hồ sơ xin việc của người dân đi làm ở Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh. Cả xã bây giờ chủ yếu là người già và trẻ em ở lại. Xã đang đang gấp rút họp dân, thống nhất diện tích bị thiệt hại của từng hộ, lập danh sách số hộ cần hỗ trợ gửi lên trên.
Số liệu ban đầu, toàn xã có hơn 1/3 số hộ cần hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn; con số 98/1.700 hộ dân thuộc diện nghèo được dự báo gia tăng nhanh trong thời gian tới. Hộ đói thì chắc không có, vì trên địa bàn xã có ngôi chùa Hội Phước, người dân nào thiếu gạo ăn đều được ngôi chùa cũng như các nhà hảo tâm thông qua ngôi chùa này hỗ trợ - ông Tâm cho hay.
Trở ra tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu, gió từ biển thổi lao xao qua hàng phi lao được trồng trên con đê ngăn biển, hơi mặn va vào mặt rát rạt. Mắt nhạt nhòa, tôi giận biển vô tình, sao cứ mãi reo hò.
- Từ khóa :
- hạn mặn
- xâm nhập mặn
- hạn hán
- đồng bằng sông cửu long
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với hạn mặn
13:11' - 25/02/2016
Nếu mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6/2016. Trong thời kỳ này, vào những đợt triều cường mặn sẽ xâm nhập sâu.
-
Xe & Công nghệ
Hơn 11.000 ha lúa bị thiệt hại do hạn mặn ở Sóc Trăng
06:05' - 25/02/2016
Hạn mặn cao đã làm hơn 11.000 ha lúa Đông Xuân của nông dân ở Sóc Trăng bị thiệt hại nặng, trong đó có hơn 900 ha lúa bị mất trắng. Tổng thiệt hại lên đến gần 40 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng triệu người dân khốn đốn vì hạn, mặn: Đồng bộ giải pháp chống hạn mặn
15:32' - 23/02/2016
Diễn biễn xâm mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại không nhỏ đến các trà lúa Đông Xuân, hoa màu và ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt cho người dân hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng triệu người khốn đốn vì hạn mặn
09:12' - 23/02/2016
Hạn hán, xâm nhập mặn đang khiến hàng triệu người dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang… bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.