Chiến lược mới với Iran liệu có đẩy Mỹ vào thế cô lập? (Phần 1)
Trong gần 40 năm qua, Mỹ và Iran đã đứng ở “hai đầu chiến tuyến”.
Câu hỏi đặt ra cho nước Mỹ luôn là làm thế nào để thay đổi hành vi của Iran - như việc hậu thuẫn khủng bố, phát triển hạt nhân và khai thác sự khác biệt trong khu vực về phương cách quản trị của chính quyền Arập dòng Sunni và nỗi bất bình của người dân Arập dòng Shi’ite, cùng một loạt hành vi vi phạm nhân quyền khác- chủ yếu thông qua việc kết hợp sức ép kinh tế và cô lập chính trị.
Tuy nhiên, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran đã sống sót và thích nghi, bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế nghiêm ngặt.
Ngày 13/10, quan hệ Mỹ-Iran hướng sang ngã rẽ mới, với việc Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu mang hơi hướng thù địch, lên án nước cộng hòa Hồi giáo này và đe dọa từ bỏ Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) mà Iran ký với nhóm P5+1 trừ phi Quốc hội Mỹ sửa đổi các điều khoản theo hướng thắt chặt hơn.Với việc từ chối ký xác nhận Iran tuân thủ JCPOA, ông Trump đã phá hoại những nỗ lực từng giúp hình thành nên chính sách mở cửa của Washington đối với Tehran gần đây.Bước đi này cộng với động thái tuyên bố Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) là “người bảo trợ” chủ nghĩa khủng bố sẽ không chỉ hủy hoại thỏa thuận hạt nhân cũng như uy tín của Mỹ trước các đồng minh chủ chốt, mà còn đặt Mỹ vào xu thế leo thang đối đầu với Iran.
Tình cảnh có thể nghiêm trọng hơn khi Mỹ hiện không duy trì các kênh tiếp xúc hiệu quả với Iran, trong khi sự thay đổi chính sách nguy hiểm của Washington đang hủy hoại các giải pháp ngoại giao phía trước.
Chính quyền Mỹ giờ đây cần trình bày chi tiết chiến lược của họ phối hợp với Quốc hội và các đồng minh của Mỹ để xử lý các vấn đề lớn hơn liên quan đến các hoạt động gây bất ổn và phát triển năng lực hạt nhân của Iran. Chiến lược lớn hơn này nên xử lý việc Iran hỗ trợ các lực lượng dân quân ủy nhiệm mà đã phát triển mạnh trong 5 năm qua ở Syria, Iraq và Yemen, tìm cách thiết lập giới hạn cho chương trình phát triển tên lửa Iran, ngăn chặn các hoạt động khiêu khích trên biển và trên mạng của Iran, cũng như chống lại việc Iran phát tán thông tin qua truyền thông và các nhóm ủy nhiệm để định hình quan điểm dư luận.Các công cụ này cho phép Iran có thể sử dụng vũ lực và định hình chiến lược trong khu vực theo các cách làm tổn hại đến các lợi ích của Mỹ, đồng minh và đối tác của Mỹ.
Chính quyền Mỹ cũng đang gây ra các rủi ro chính trị không đáng có với việc chuyển trách nhiệm cho Quốc hội. Quốc hội sẽ phải xác định làm thế nào để giải quyết “vấn đề nan giải” của việc Tổng thống không thừa nhận rằng việc gỡ bỏ trừng phạt cho Iran có lợi cho Mỹ, bởi ông không tin rằng Iran đang tuân thủ JCPOA.Theo một đạo luật của Mỹ được Quốc hội thông qua hồi năm 2015 nhằm giám sát việc thực thi JCPOA, Tổng thống phải đưa ra quyết định có chứng thực việc Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân hay không ba tháng một lần.
Quyết định của Tổng thống được đưa ra trong lúc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khẳng định rằng Iran tuân thủ thỏa thuận và 5 đồng minh khác của Mỹ cũng ký kết JCPOA vẫn mạnh mẽ ủng hộ thỏa thuận này.
Quốc hội Mỹ có thể tiến hành ít nhất 3 bước đi tiếp theo. Họ có thể không làm gì cả và chờ đợi đến cơ hội tiếp theo khi Tổng thống sẽ đưa ra lời chứng thực lần nữa trong vòng 90 ngày. Tổng thống sẽ làm vậy hoặc có thể kêu gọi Mỹ từ bỏ JCPOA.Một lựa chọn khác đó là Quốc hội sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt, điều sau đó sẽ đe dọa JCPOA. Hoặc như Tổng thống đề xuất, Quốc hội có thể sửa đổi luật năm 2015 để bao gồm “điều kiện kích hoạt”, nghĩa là Mỹ tự động tái áp đặt các lệnh trừng phạt nếu Iran vượt qua các ranh giới đó.
Các “điều kiện kích hoạt” này có thể bao gồm các giới hạn đỏ trong việc phát triển tên lửa, một đánh giá của cơ quan tình báo cho rằng Iran đã đạt được năng lực hạt nhân để có thể chế tạo một quả bom hạt nhân trong vòng 1 năm, hay việc Iran từ chối mở rộng giới hạn sản xuất các nguyên liệu hạt nhân.Hiện vẫn còn các câu hỏi về chương trình phát triển tên lửa và khả năng hạt nhân của Iran sau khi JCPOA hết hiệu lực. Tuy nhiên, Quốc hội nên khuyến khích Chính quyền Mỹ giải quyết các vấn đề này thông qua tiến trình đàm phán ngoại giao với Iran và các đồng minh Mỹ dựa trên JCPOA thay vì đẩy thỏa thuận này đứng trước nguy cơ.
Các nhà đầu tư quốc tế có thể rất lo sợ trước khả năng sự đồng thuận về JCPOA tan rã và không muốn theo đuổi các cơ hội đầu tư ở Iran nữa, điều khiến Iran tin rằng các bên ký kết JCPOA không thực sự nghiêm túc trong việc mở ra cơ hội cho Iran để đổi lấy việc tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.Iran không phải là một quốc gia có quan điểm thống nhất và giống như Mỹ, họ cũng có các trung tâm quyền lực và quan điểm trái ngược nhau.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vi phạm lệnh trừng phạt chống Iran, Mỹ phạt nhiều ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ
07:18' - 22/10/2017
Tờ Haberturk của Thổ Nhĩ Kỳ ra ngày 21/10 trích dẫn báo cáo cho biết 6 ngân hàng nước này đang đối mặt với khoản tiền phạt hàng tỉ USD từ Chính phủ Mỹ với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt chống Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Rex Tillerson: Mỹ không cản trở châu Âu hợp tác thương mại với Iran
19:40' - 20/10/2017
Ngoại trưởng Rex Tillerson khẳng định Mỹ không có ý định cản trở thỏa thuận thương mại của châu Âu và Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Nga và Iran phối hợp hành động nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân
18:15' - 19/10/2017
Ngày 19/10, Nga và Iran đã thảo luận tình hình xung quanh JCPOA sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối xác nhận Tehran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Iran sẽ đẩy nhanh chương trình tên lửa bất chấp áp lực từ Mỹ và EU
17:32' - 19/10/2017
Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 19/10 tuyên bố chương trình tên lửa đạn đạo của nước này sẽ được đẩy nhanh bất chấp áp lực từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc lo ngại tác động từ thuế đối ứng sau ngày 9/7
17:59' - 02/07/2025
Hiện Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán với Mỹ về chính sách thuế mới nhằm tránh mức thuế đối ứng 25% sẽ được áp dụng kể từ ngày 9/7, khi lệnh hoãn áp thuế hiện nay sẽ chính thức hết hạn sau 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên tăng sức đề kháng của nền kinh tế trong năm 2026
15:55' - 02/07/2025
Định hướng chính sách kinh tế và tài khóa của Indonesia trong năm 2026 sẽ tập trung vào việc xây dựng và củng cố khả năng phục hồi quốc gia trong bối cảnh bất định toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm Bộ tứ (Quad) thúc đẩy hợp tác chuỗi cung ứng khoáng sản
12:01' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã tiếp đón những người đồng cấp từ Australia, Ấn Độ và Nhật Bản đến thủ đô Washington để họp nhóm Bộ tứ (Quad).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27' - 02/07/2025
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17' - 02/07/2025
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.