Chiến lược phát triển chăn nuôi: Lấy thị trường xuất khẩu làm động lực
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Thực hiện chiến lược mới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngành chăn nuôi tiếp tục cơ cấu lại theo hướng hiện đại, liên hoàn, kép kín, từ tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại và lấy thị trường xuất khẩu làm động lực, áp lực để thúc đẩy hoàn thiện chất lượng trong sản xuất.
Sau hơn 10 năm triển khai Chiến lược phát triển chăn nuôi năm 2020, ngành chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu.Chăn nuôi Việt Nam luôn phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng tăng nhanh, góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong 3 khâu quan trọng của tổ chức sản xuất, lĩnh vực chăn nuôi mới làm tốt khâu thúc đẩy sản xuất, năng lực sản xuất.Riêng về chế biến và tổ chức thương mại thời gian vừa qua chưa đồng bộ ở các mũi hàng lớn. Do đó, thực tế sản xuất phát triển nhưng bấp bênh, hiệu quả thấp.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, khi thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040, ngành chăn nuôi sẽ phải giải quyết được nút thắt này.Ngành hàng nào, quy mô sản xuất nào cũng phải thực hiện cơ cấu lại theo hướng hiện đại, liên hoàn, khép kín từ tổ chức sản xuất đến chế biến, thương mại. Thực hiện được điều này, sẽ đảm bảo được bước phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Việt Nam không có điều kiện tăng nhanh về quy mô sản lượng nhưng có thể phát triển bằng cách phát triển chuỗi giá trị dài hơn bằng việc tổ chức liên hoàn; trong đó chú trọng chế biến, thương mại phù hợp. Chiến lược cũng mong muốn một kết quả cao hơn, đó là tập trung đẩy nhanh xuất khẩu các nhóm hàng của khu vực chăn nuôi. “Nếu không đảm bảo về quản trị, an toàn thì không thể xuất khẩu được. Chính cái khó này đòi hỏi chúng ta phải quay lại hoàn thiện các khâu trong sản xuất ở các ngành hàng”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ ra. Nói về tiềm năng ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ ra với ngành hàng sữa. Sản lượng sữa Việt Nam mới đạt sản lượng 1 triệu tấn, còn dư địa rất lớn khi bình quân đầu người Việt Nam mới được 20kg/người/năm, trong khi thế giới bình quân đạt 80 kg.Việt Nam mới có 1 triệu tấn sữa nhưng đã xuất khẩu gần 50 thị trường. Năm 2020 dự kiến xuất khẩu giá trị khoảng 300 triệu USD; đặc biệt, Việt Nam đã mở cửa được các thị trường như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…
“Đây là tiền đề để chúng ta thực hiện Chiến lược bắt nguồn từ thực tiễn, khát vọng. Từ đây khu vực nhà nước, doanh nghiệp và người dân đều đồng hành tạo nên bước đột phá mới về chăn nuôi trong bức tranh nông nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay. Về cơ cấu lại sản xuất, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành sẽ cơ cấu lại vật nuôi, vùng chăn nuôi và phương thức chăn nuôi. Với vật nuôi, đàn lợn sẽ duy trì thường xuyên ở quy mô từ 29 - 30 triệu con, trong khi đó phát triển mạnh đàn gia súc ăn cỏ và gia cầm.Về vùng chăn nuôi sẽ điều chỉnh theo hướng giảm mật độ chăn nuôi ở những vùng đang có mật độ chăn nuôi cao như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và tăng lên ở những vùng như: miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên…
Phương thức chăn nuôi sẽ được thực hiện theo chuỗi liên kết, ở đó phát huy vai trò tối đa của doanh nghiệp, hiệp hội, hợp tác xã nhằm gắn các nông hộ vào chuỗi liên kết, để chăn nuôi nông hộ không bị loại ra khỏi “cuộc chơi” này. Để phát triển chăn nuôi lớn, hiệu quả, có chính sách dành quỹ đất cho chăn nuôi đáp ứng các quy định của Luật Chăn nuôi, đảm bảo yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Đặc biệt sẽ chuyển từ 0,5 - 1 triệu ha sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi. Ngoài tăng cường kiểm soát chất lượng con giống để giống vào sản xuất phải qua chọn lọc và ứng dụng khoa học công nghệ, ông Dương cho rằng, cần nâng cao chất lượng và hạ giá thành thức ăn chăn nuôi vì thức ăn chăn nuôi đang chiếm 70% giá thành. Với việc hội nhập ngày càng cao, giá thành chăn nuôi phải hạ xuống, nếu không chăn nuôi trong nước sẽ không có sức cạnh tranh được. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong 2 năm qua, lĩnh vực chế biến sản phẩm chăn nuôi đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Thời gian tới sẽ có nhà máy chế biến, xuất khẩu thịt gà với công suất 100 triệu con/năm đi vào hoạt động.Ở đó các khâu trong chuỗi sản xuất được hoàn thiện khép kín gồm: sản xuất trứng, thức ăn, con giống, nuôi, chế biến, sản xuất phân bón hữu cơ. Cùng với đó, Việt Nam đã xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh, tổ chức xúc tiến thương mại sang các thị trường như Nhật Bản.
Đầu tư cho chăn nuôi là rất lớn, đặc biệt cho giết mổ, chế biến, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết chính sách về tín dụng sẽ cần được đặc biệt quan tâm.Chẳng hạn, để đầu tư một nhà máy chế biến nông sản chỉ vài trăm tỷ đồng nhưng trong chăn nuôi, doanh nghiệp mới chỉ đầu tư khâu giết mổ, sơ chế đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Như Tập đoàn Masan vừa đầu tư tại Long An với khẩu chủ yếu giết mổ đã lên tới 1.800 tỷ đồng. Với việc phải đầu tư lớn, rủi ro cao thì cần có chính sách tín dụng hỗ trợ phù hợp.
Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, cơ quan quản lý cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giết mổ, chế biến nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn để tạo động lực thu hút doanh nghiệp đầu tư. Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cũng cho rằng, Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến. Hiện nay hầu hết doanh nghiệp phải tự đầu tư, trong khi đầu tư vào lĩnh vực này cần nguồn vốn rất lớn. Về thương mại, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, thực hiện Chiến lược sẽ xây dựng lại hệ thống chế biến, thị trường các sản phẩm chăn nuôi; trong đó khôi phục các chợ đầu mối, các trung tâm đấu giá sản phẩm chăn nuôi nhằm tránh khâu trung gian, tạo sự canh tranh cho sản phẩm. Cùng với đó là xây dựng các hàng rào kỹ thuật với các sản phẩm nhập khẩu. Về quản lý ngành, việc quản lý sẽ được thực hiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa để doanh nghiệp, người dân có đủ điều kiện đầu tư vào phát triển chăn nuôi, giết mổ, chế biến.Cùng với đó là xã hội hóa các dịch vụ công, những dịch vụ mà tư nhân đáp ứng đủ điều kiện thì được tham gia nhằm công khai minh bạch, qua đó, doanh nghiệp và người dân cũng chọn lựa được dịch vụ tốt nhất.
“Hình thức quản lý sẽ đổi vế từ Nhà nước quản lý thành người dân, người sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm trước khi sản phẩm ra thị trường.”, ông Nguyễn Xuân Dường cho hay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư cho chăn nuôi
21:44' - 06/10/2020
Ngày 6/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 1520/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.
-
Chuyển động DN
Khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung lớn nhất Tây Nguyên
14:15' - 18/09/2020
Sáng 18/9, tại tỉnh Kon Tum, Tập đoàn TH tổ chức Lễ khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa tập trung, quy mô công nghiệp công nghệ cao tại xã biên giới Mô Rai, huyện Sa Thầy.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế ưu đãi thu hút hàng hóa container qua cảng biển
20:35'
Đại diện Cảng Quốc tế Long An đề xuất tỉnh ban hành cơ chế chính sách ưu đãi thu hút hàng container vào cảng; đồng hành trong việc tạo chân hàng container và điều tiết luồng hàng về cảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng vọt khi chuỗi cung ứng thay đổi
18:39'
Theo trang nikkei.com ngày 31/10, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu sang Mỹ trong quý II/2024 tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ hai trong khu vực ASEAN sau Philippines với mức tăng 35%.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện ứng phó với mưa lớn ở Trung Bộ
18:07'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện số 8248/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trường hợp nhà nước thu hồi đất
17:49'
Nhằm cụ thể hóa các nội dung về Luật Đất đai 2024, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quy định mức hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi tại Thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Để ngành điều giữ được vị thế xuất khẩu
16:55'
Trong gần 1 năm qua, với biến động giá nguyên liệu điều thô theo chiều hướng bất lợi cho các nhà chế biến, khiến cho các doanh nghiệp lao đao về nguyên liệu để đáp ứng các đơn hàng đã kí kết.
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu của An Giang đạt trên 1 tỷ USD
15:53'
Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết, kim ngạch xuất khẩu 10 tháng trên địa bàn An Giang đạt trên 1 tỷ USD, tăng 5,55% so cùng kỳ, đạt 86,24% so với kịch bản tăng trưởng năm 2024 là 1,18 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định kiến nghị xây dựng hệ thống cảng nước sâu tại Phù Mỹ
14:12'
Theo quy hoạch, tỉnh Bình Định xây dựng khu bến Phù Mỹ có diện tích là 1.442,7 ha và là khu chức năng (công trình giao thông - cảng biển) gắn liền với khu công nghiệp tập trung, đa ngành...
-
Kinh tế Việt Nam
Cử tri Đà Nẵng phản ánh tình trạng thiếu bãi đỗ xe, mất mỹ quan đô thị
13:24'
Sáng 1/11, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Chương trình HĐND với cử tri lần thứ 6, thu hút sự quan tâm, phản ánh trực tiếp và trực tuyến của đông đảo cử tri.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam phục hồi mạnh sau siêu bão Yagi
09:29'
Sau khi bị gián đoạn do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), ngành sản xuất Việt Nam bắt đầu hồi phục trong tháng 10/2024 khi ghi nhận cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng trở lại.