Chính phủ, Hạ viện Indonesia giải cứu hãng hàng không quốc gia
Ngày 22/4, Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia - BUMN, Erick Thohir, đã cảm ơn Ủy ban VI (giám sát các lĩnh vực công thương, đầu tư, hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp nhà nước) thuộc Hạ viện vì đã cam kết giải cứu hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia khỏi tình trạng phá sản.
Trong một tuyên bố cùng ngày, Bộ trưởng Thohir cho biết BUMN và nhóm công tác của Ủy ban VI thuộc Hạ viện đã đạt được đồng thuận về kế hoạch giải cứu hãng hàng không Garuda Indonesia.
Theo ông Thohir, BUMN sẽ cần sự hỗ trợ từ một số bên liên quan, trong đó có Quốc hội, nhằm giải cứu Garuda Indonesia, đồng thời khẳng định rằng sự hỗ trợ chính trị từ Hạ viện đã thúc đẩy các nỗ lực của Bộ này trong việc cải tổ hãng hàng không quốc gia.
Bộ trưởng Thohir cho biết, sau nhiều phiên họp và điều trần và cho đến khi thành lập nhóm công tác của Ủy ban VI, các bên đều nhất trí rằng giải cứu Garuda Indonesia là điều bắt buộc.
Ông Thohir cho hay BUMN và Ban lãnh đạo Garuda Indonesia cam kết thực hiện các khuyến nghị của nhóm công tác, trong đó có việc cải thiện quản trị hãng với thời gian biểu và các tiêu chuẩn rõ ràng.
Bộ trưởng Thohir nhấn mạnh, thỏa thuận giữa Ủy ban VI của Hạ viện với BUMN và Garuda Indonesia thể hiện sự hợp tác tốt và sức mạnh tổng hợp nhằm giải cứu hãng hàng không quốc gia này.
Trong thời gian qua, doanh thu của Garuda Indonesia đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, buộc hãng phải khởi động kế hoạch tái cơ cấu lớn nhằm cắt giảm các khoản nợ từ mức 9,8 tỷ USD xuống còn 3,7 tỷ USD.
Hiện Garuda Indonesia đang tiến hành các thủ tục tái cơ cấu nợ theo cơ chế có tên PKPU, sau khi một nhà cung cấp kiến nghị lên tòa án Jakarta về các khoản nợ chưa thanh toán.
Garuda Indonesia đã đề xuất chuyển đổi một phần nợ của mình thành vốn chủ sở hữu, cắt giảm nợ và phát hành trái phiếu không lãi suất./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Làn sóng doanh nghiệp Anh tìm đến Hà Lan tăng nhanh hậu Brexit
08:00' - 22/04/2022
Làn sóng các công ty có trụ sở tại Anh đến Hà Lan đã tăng nhanh khi doanh nghiệp nước này vật lộn với sự gián đoạn do thủ tục hải quan qua Biển Bắc.
-
Doanh nghiệp
Các công ty lớn thành công với chiến lược tăng giá bán sản phẩm
07:21' - 22/04/2022
Một số công ty lớn nhất châu Âu đã báo cáo doanh số bán tăng trong quý I như nhà sản xuất kẹo KitKat là Nestle, nhà sản xuất nước khoáng Evian là Danone và nhà sản xuất sơn Dulux là Akzo Nobel.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.