Chính sách mở rộng đối với khu vực Balkan: EU đang “đùa với lửa”?
Trong bài phân tích đăng trên mạng của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu (EPC), chuyên gia Corina Stratulat đã đánh giá về quyết định mới đây của Hội đồng Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (GAC) trong việc đặt ra các điều kiện cụ thể đối với Albania và Macedonia để được mở các chương đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sớm nhất vào tháng 6/2019.
Theo bà Stratulat, động thái này khẳng định cam kết của EU trong chiến lược Balkan mới, trong đó có việc ngăn các nước Balkan gia nhập liên minh khi các điều kiện chưa chín muồi. Mặc dù vậy, việc đặt ra các điều kiện cứng rắn với Tirana và Skopje trong bối cảnh hiện nay có nguy cơ tác động tiêu cực đến triển vọng của việc triển khai chính sách mở rộng của EU không chỉ đối với hai quốc gia này mà còn đối với toàn bộ khu vực Balkan. Hồi tháng Tư năm nay, Ủy ban châu Âu đã đề xuất Hội đồng châu Âu chấp thuận việc mở các chương đàm phán gia nhập với Albania và Macedonia nhằm ghi nhận các tiến bộ của Tirana và Skopje trong việc thực hiện lộ trình hướng tới mục tiêu trở thành thành viên của EU. Albania, bên cạnh các tiến triển trong cải cách các lĩnh vực kinh tế quan trọng, phi chính trị hóa hệ thống hành chính công, bảo vệ quyền cơ bản của công dân, chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức còn tiến hành cải cách hệ thống tư pháp một cách mạnh mẽ. Tại một đất nước mà nền chính trị luôn bị chia rẽ, các nỗ lực của Tirana là rất đáng ghi nhận.Tại Macedonia, chính phủ cầm quyền nhiều năm liên tục của ông Nikola Gruevski đã bị thay thế bằng chính phủ mới với chương trình cải cách đầy tham vọng. Đầu tháng Sáu, Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev và người đồng cấp Hy Lạp Alexis Tsipras đã ký thỏa thuận về việc đổi tên thành quốc gia “Cộng hòa Bắc Macedonia”. Đây là bước tiến quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp về tên gọi giữa Skopje và Athens – nguyên nhân khiến Hy Lạp, nước thành viên của EU, “đóng băng” tiến trình hội nhập EU của Macedonia.Các đánh giá và đề xuất tích cực của Hội đồng châu Âu đối với Albania và Macedonia, trong đó có việc ghi nhận nỗ lực cải cách mang tính lịch sử của hai nước này, là những diễn biến mới nhất cho thấy EU đang “hâm nóng” lại việc triển khai chính sách mở rộng đối với khu vực Balkan. Đầu năm 2018, EU đã đưa ra chiến lược mới cho khu vực Balkan với nhiều sáng kiến tiên phong, thậm chí còn đề cập đến khả năng gia nhập EU vào năm 2025 của hai quốc gia đi đầu trong khu vực là Montenegro và Serbia. Chính sách mới của EU được dư luận Balkan coi là các tín hiệu về một chính sách mở rộng “đáng tin cậy” hơn của liên minh đối với khu vực này.Tuy nhiên, cũng cần phải đánh giá việc điều chỉnh chính sách Balkan của EU một cách thực tế. Tiến trình mở rộng EU cần có sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên đối với tất cả các quyết định liên quan. Gần đây, Áo và Bulgaria đã xác định chính sách mở rộng là một trong những ưu tiên trong nhiệm kỳ đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của EU. Tuy nhiên, cho đến nay, các quốc gia thành viên vẫn chưa phê chuẩn Chiến lược Balkan mới của Ủy ban châu Âu. Hơn nữa, Hội nghị thượng đỉnh EU-Balkan tại Sofia (Bulgaria) hồi tháng Năm – lần đầu tiên được tổ chức trong vòng 15 năm qua – đã không có sự tham dự của Tây Ban Nha do Madrid không công nhận Kosovo là quốc gia độc lập. Ngoài ra, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng chọn thời điểm tồi tệ nhất để đưa ra tuyên bố khẳng định ưu tiên hàng đầu của EU hiện nay là vấn đề cải cách và đoàn kết nội khối. Sau đó, Hạ viện Hà Lan cũng đã phủ quyết việc mở các chương đàm phán gia nhập đối với Albania. Điều này khiến cho quyết định của Hội đồng Ngoại trưởng EU ngày 26/6 liên quan đến việc đàm phán gia nhập của Albania và Macedonia gây bất ngờ đối với dư luận.Các thông tin xung quanh việc một số nước thành viên EU phản đối việc đưa ra cam kết cụ thể về đàm phán gia nhập với các nước Balkan cho thấy hồ sở mở rộng của liên minh mang ý nghĩa tham vọng nhiều hơn là tính thực tế. Các nước chưa đồng thuận với quyết định này của EU, nhất là Pháp và Hà Lan, cho rằng Albania cần phải tiến hành cải cách mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, EU cũng cần chờ đợi kết quả cụ thể từ cuộc trưng cầu ý dân về thỏa thuận đổi tên quốc gia ở Macedonia. Ngoài ra, xuất phát từ thực tế đàm phán kéo dài đối với Montenegro và Serbia, các nước thành viên EU cũng cần tránh lặp lại tình trạng tương tự bởi việc đưa ra đề nghị mở các chương đàm phán gia nhập quá sớm có thể sẽ khiến Tirana và Skopje đánh mất động lực trong việc duy trì cải cách. Thực tế, việc đáp ứng các tiêu chuẩn EU của các nước Balkan quan trọng hơn việc đưa các nước này gia nhập liên minh một cách vội vàng. Và các nước Balkan vẫn còn một lộ trình dài để đạt được điều này.Bà Stratulat cho rằng ảnh hưởng của EU ở khu vực Balkan phụ thuộc phần lớn vào chính sách mở rộng đối với khu vực. Chính sách này cần các công cụ tốt hơn để gia tăng hiệu quả trong thực tế. Các nước thành viên EU không thể hy vọng các nước Balkan sẽ trở thành các nền dân chủ ổn định nếu không có sự can dự và hỗ trợ phù hợp từ liên minh. EU vẫn còn thiếu các biện pháp hiệu quả để hỗ trợ các nước Balkan đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện nghiêm ngặt về dân chủ của liên minh. Cần tránh nhầm lẫn giữa việc phân tích thực trạng với việc tìm ra giải pháp. Việc đòi hỏi giải pháp mà chính EU không có không nên được xem là lý do để ngăn cách các nước Balkan với EU.Hiệu quả của chính sách mở rộng cũng phụ thuộc vào sự cân bằng giữa việc đặt ra các yêu cầu và đưa ra các chính sách khuyến khích các nước Balkan của EU. Albania và Macedonia cần tiếp tục tiến hành cải cách như lãnh đạo EU yêu cầu. Việc mở các chương đàm phán – vốn không phải là việc mặc nhiên chấp nhận tư cách thành viên cũng như là loại bỏ yêu cầu cải cách – sẽ có tác dụng lớn trong việc khuyến khích các nỗ lực chính trị gần đây của Albania và Macedonia, tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi ở hai quốc gia này. Các chính phủ ở Tirana và Skopje đang rất cần sự hỗ trợ từ phía EU nhằm duy trì sự đồng thuận trong nội bộ chính trường đối với các chương trình cải cách và đảm bảo thỏa thuận đổi tên quốc gia được đa số người dân ủng hộ. Chiến thuật “câu giờ” trong triển khai chính sách mở rộng của EU trong quá khứ đã cho thấy sự không hiệu quả, đặc biệt là đối với Macedonia.Chuyên gia Stratulat kết luận, động thái vừa qua của Hội đồng ngoại trưởng EU có ý nghĩa tích cực. Sự chần chừ trong việc thực hiện các cam kết mở rộng đối với khu vực Balkan và ghi nhận nỗ lực cải cách của các nước khu vực, như trong trường hợp của Albania và Macedonia, sẽ tác động tiêu cực đến ảnh hưởng của EU ở khu vực này. EU cần tập hợp được sự đồng thuận chính trị của các nước thành viên và sớm đưa ra các quyết định mang tính “lịch sử” đối với khu vực Balkan.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF: EU là lực lượng chiến lược trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
15:08' - 08/07/2018
IMF cho biết Liên minh châu Âu (EU) có “một lá bài để chơi” nếu liên minh này đưa ra một mặt trận thống nhất trong phản ứng của mình đối với cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
EU lập các trung tâm kiểm soát người tị nạn, hạn chế sự di chuyển của người di cư
12:57' - 29/06/2018
Ngày 29/6, lãnh đạo các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thiết lập các trung tâm kiểm soát người tị nạn chung và hạn chế sự di chuyển của người di cư bên trong khối.
-
Kinh tế Thế giới
Đức kêu gọi mở đường cho các nước Tây Balkan gia nhập EU
20:39' - 26/06/2018
Ngày 26/6, Bộ trưởng phụ trách châu Âu của Chính phủ Đức đã kêu gọi Pháp và Hà Lan mở đường cho phép Albania và Macedonia, hai quốc gia thuộc Tây Balkan, bắt đầu quá trình đàm phán gia nhập EU.
-
Kinh tế Thế giới
Ảnh hưởng của Nga và EU ở khu vực Balkan
06:03' - 11/03/2018
Theo hãng tin AP, trong nhiều năm qua, Nga đã tích cực tranh giành ảnh hưởng ở Đông Nam Âu, sử dụng Serbia như là một chỗ đứng nhằm thiết lập sự thân thiện ở nơi “đầy thù địch" này.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước Balkan đủ tiêu chí có thể gia nhập EU vào năm 2025
11:19' - 26/02/2018
Ngày 25/2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker khẳng định tất cả các quốc gia vùng Tây Balkan có thể gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2025 nếu đáp ứng các tiêu chuẩn thành viên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.