Chính sách ngoại giao của Thủ tướng Abe có xoa dịu được Tổng thống Trump?
Theo bài viết trên Eastasiaforum, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang hết sức nỗ lực nhằm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Abe vào ngày 26-27/4, Tổng thống Trump đang có chuyến thăm chính thức Nhật Bản kéo dài trong 4 ngày.
Với chuyến thăm này, Tổng thống Trump trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên có cuộc gặp với Nhật hoàng Naruhito kể từ ông đăng quang ngày 1/5. Ông Trump cũng đã trao tặng một chiếc cúp “Trump cup” cho người chiến thắng Giải đấu Grand Sumo mùa Hè của Tokyo. Những điều này cho thấy sự bền vững của mối quan hệ Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, dưới vẻ ngoài đó là một thực tế phức tạp và hỗn loạn.Khi những quyết định bất ngờ, không giống ai và khó đoán định của Tổng thống Trump phá vỡ trật tự toàn cầu mà Mỹ đã xây dựng và lãnh đạo kể từ năm 1945, các nhà lãnh đạo thế giới đã cố gắng để giảm nhẹ những thiệt hại. Có nhiều đồng minh truyền thống hay các đối tác của Mỹ cũng đã có lúc công khai đối đầu với Tổng thống Trump, đặc biệt tại các diễn đàn đa phương như G7 và G20.Thế nhưng, Thủ tướng Shinzo Abe lại tìm cách xoa dịu Tổng thống Trump thông qua 6 chuyến thăm Mỹ của ông Abe kể từ khi ông Trump lên nắm quyền. Bên cạnh đó, ông Abe đã có 30 cuộc điện đàm với ông Trump, nhiều hơn bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào khác. Cả hai đã cùng nhau chơi golf bên lề các hội nghị thượng đỉnh. Ông Abe cũng đổi món sushi mà ông thết đãi Tổng thống Barack Obama thành những chiếc bánh hamburger mà ông Trump ưa thích.Quả thực, ông Abe đã có những nỗ lực phi thường nhằm gây dựng mối quan hệ cá nhân thân thiết với ông Trump và tìm cách thúc đẩy hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ, hoặc ít nhất là làm giảm bớt những thiệt hại nhiều nhất có thể trong ba lĩnh vực chính, bao gồm an ninh, thương mại và vấn đề Triều Tiên.Về mặt an ninh, đã có những lo ngại rằng quân đội Mỹ dưới thời chính quyền Trump sẽ không tiếp tục bảo vệ các lãnh thổ do Nhật Bản quản lý theo Điều 5 của Hiệp ước An ninh Nhật Bản-Mỹ, bao gồm Quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Quần đảo Điếu Ngư). Ông Trump kêu gọi Nhật Bản và các đồng minh khác của Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho sự hiện diện của quân đội Mỹ và các cơ sở quân quân sự của Washington. Ông Trump còn đề xuất Nhật Bản có thể tự bảo vệ mình mà có lẽ không cần sự trợ giúp của Mỹ thông qua việc phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình.Trong một bài viết khác trên Eastasiaforum, nhà phân tích Fumiaki Kubo giải thích rằng khi đề cập đến sự bất nhất của Tổng thống Trump, có thể các mối quan hệ cá nhân là vô cùng quan trọng đối với một vị tổng thống mà không có nguyên tắc chắc chắn đối với các vấn đề đối ngoại. Vì lý do này, dường như cách tiếp cận thân mật trong ngoại giao của ông Abe đã đi đúng hướng.Trong cuộc họp thượng đỉnh chính thức đầu tiên với ông Trump, ông Abe đã thành công trong việc khiến ông Trump đảo ngược quan điểm không vững chắc của ông đối với Quần đảo Senkaku. Kể từ cuộc gặp đó, lĩnh vực an ninh trong mối quan hệ Nhật Bản-Mỹ nhìn chung ổn định. Thỏa thuận cốt lõi của liên minh - theo đó Mỹ đảm bảo an ninh lãnh thổ do Nhật Bản quản lý để đổi lấy việc Mỹ sẽ có các sơ sở căn cứ quân sự đường bộ, trên biển và trên không tại Nhật Bản - tiếp tục mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia và cho khu vực.Về thương mại, ông Trump đã lên tiếng về thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản và yêu cầu Nhật Bản xóa bỏ thuế quan đối với hàng nông nghiệp và ô tô của Mỹ, gây sức ép để Tokyo đàm phán về một hiệp định thương mại song phương. Cách tiếp cận của ông Trump đối với ô tô khiến ông Abe rối bời bởi Nhật Bản không áp thuế đối với ô tô Mỹ, nhưng Mỹ lại áp thuế 2,5% đối với Nhật Bản. Đối với Tokyo, điều đáng lo ngại hơn nữa là Washington đang tìm cách tăng thuế đối với ô tô lên 25%. Việc áp thuế 25% đối với thép và nhôm cho thấy đây không phải là mối đe dọa xa vời.Tuy nhiên, với cách thức khôn khéo và tìm cách ngăn chặn trước các mức thuế quan mà Mỹ sẽ áp đặt, chính quyền của ông Abe cho tới nay đã phần nào đạt được thành công trong việc làm chệch hướng sức ép của Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại hiện tại. Đặc biệt, Nhật Bản đã áp dụng ba cơ chế để làm chệch hướng áp lực này, đó là Tokyo kiên định rằng các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại song phương bị giới hạn trong khuôn khổ “một hiệp định thương mại hàng hóa” nhằm loại trừ các vấn đề tiền tệ.Nhật Bản đã có kinh nghiệm trong các cuộc đàm phán của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế EU - Nhật Bản (JEEPA). Và ông Abe đã tìm cách sử dụng CPTPP và JEEPA làm ví dụ về lợi ích của các hiệp định “cả hai cùng thắng”, ngược lại với mô hình “một mất một còn” của ông Trump.Tuy nhiên, vẫn còn phải xem chính sách ngoại giao này của Nhật Bản với Mỹ có hiệu quả được bao lâu. Đối với Triều Tiên, ông Abe đã tìm cách có được sự hợp tác của ông Trump trong hai vấn đề. Đầu tiên, ông Abe đề nghị ông Trump nêu vấn đề bắt cóc công dân Nhật Bản tại hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và điều này được cho là đã thành công bởi ông Trump đã nêu vấn đề này với ông Kim.Thứ hai, ông Abe tìm cách ngăn chặn ông Trump tiến tới một thỏa thuận tồi với Triều Tiên, theo đó sẽ không có phi hạt nhân hóa hoàn toàn hoặc chỉ ngăn chặn tên lửa tầm xa có thể bắn tới Mỹ mà không ngăn chặn tên lửa tầm ngắn và tầm trung mà có thể bắn tới Nhật Bản. Hai hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra tại Singapore và Hà Nội kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào khiến Nhật Bản thở phào nhẹ nhõm khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Tiều Tiên hướng tới một giải pháp toàn diện thay vì giới hạn được thiết lập.Nhìn chung, cho tới thời điểm này, ông Abe đã đạt được thành công trong việc làm dịu và giảm bớt tác hại của sự hỗn loạn mà chính quyền của ông Trump gây ra. Nhưng thách thức lớn nhất đối với tình cảm thân thiết giữa ông Abe và ông Trump sẽ xuất hiện vào tháng tới khi Nhật Bản tổ chức hội nghị G20. Cần lưu rằng tại hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2018, các nhà lãnh đạo đã không thể đưa ra một tuyên bố chung bởi ông Trump không đồng ý với dự thảo đề xuất về việc duy trì trật tự thương mại tự do quốc tế.Với cải cách của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) nằm trong chương trình nghị sự và cái bóng của cuộc chiến thương mại ngày càng tồi tệ giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Abe sẽ cần làm nhiều hơn nhằm có được kết quả để bảo vệ và củng cố các quy tắc thương mại dựa trên luật pháp quốc tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mexico nghiên cứu khả năng trả đũa thuế quan với Mỹ
07:43' - 04/06/2019
Theo Bộ trưởng Kinh tế Mexico Graciela Marquez Colin, Mexico đang đánh giá khả năng áp dụng các biện pháp trả đũa trước việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Đốm lửa nhen nhóm trong cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Nhật
05:00' - 04/06/2019
Mặc dù Mỹ và Nhật Bản đang trong giai đoạn thân thiết nhất, song có thể thấy những đốm lửa xung quanh vấn đề thương mại đã nhen nhóm tại cuộc hội đàm giữa hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ mong muốn tiến tới Hiệp định thương mại tự do với Thụy Sỹ
21:15' - 03/06/2019
Tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thụy Sỹ Ignazio Cassis miền Nam Thụy Sỹ ngày 2/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định hiệp định thương mại tự do với Thụy Sỹ là ưu tiên của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Mỹ mong muốn đạt được thỏa thuận thương mại sau sự kiện Brexit
21:02' - 03/06/2019
Trong khuôn khổ chuyến thăm của tới Anh của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Theresa May sẽ thảo luận với ông Trump về quan hệ kinh tế trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.