Chính sách tín dụng bất cập, chương trình tái canh cây cà phê gặp khó
Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, chính sách tín dụng cho vay tái canh cà phê ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều bất cập nên các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê không những khó tiếp cận nguồn vốn vay mà còn không thiết tha với nguồn vốn vay này để đầu tư trồng tái canh cà phê.
Theo đề án, từ năm 2014 – 2020, cả nước trồng tái canh khoảng 120.000 ha cà phê, trong đó, trồng tái canh 90.000 ha, ghép cải tạo 30.000 ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum).Tuy nhiên, theo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến cuối tháng 3 năm 2016, Ngân hàng mới giải ngân cho vay được 758,13 tỷ đồng, diện tích tái canh là 9.479 ha, với 5.932 khách hàng, gồm 9 tổ chức và 5.923 cá nhân được vay vốn trong tổng số gói vay cho tái canh cà phê là 12.000 tỷ đồng cho vùng Tây Nguyên. Trong đó, dư nợ cho vay thực hiện trồng tái canh chỉ có 213,3 tỷ đồng (9 tổ chức, 1.428 cá nhân, với diện tích trồng tái canh 2.297 ha), còn lại là dư nợ cho vay tái canh theo phương pháp ghép cải tạo.
Nguyên nhân giải ngân chậm là do giá cà phê nhân không ổn định, có lúc xuống thấp ngang với giá thành sản xuất nên không tạo được động lực cho các nông hộ đầu tư trồng tái canh.Về phía Ngân hàng, đề án trồng tái canh chỉ mới hỗ trợ tín dụng đối với những diện tích nằm trong diện quy hoạch, trong khi đó, các tỉnh chỉ có quy hoạch chung, chưa có quy hoạch chi tiết nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các địa phương chưa có căn cứ để xây dựng phương án cho vay.
Trồng tái canh cà phê đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn trên 150 triệu đồng/ha, trong khi tài sản trên đất của nông dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, gây khó khăn cho việc xác định giá trị tài sản bảo đảm và thực hiện hợp đồng thế chấp.
Riêng đối với các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê thì việc vay vốn không được giải ngân trọn gói một lần tổng số tiền được vay mà thời gian cho vay tái canh phải từ 3 đến 5 năm qua các lần thẩm định nghiệ thu khác nhau. Thực tế, hàng năm, ngân hàng nghiệm thu các công đoạn của quy trình tái canh trong năm, nếu đạt yêu cầu thì mới tính toán cho vay tiếp để tiến hành công việc theo quy trình của năm tiếp theo.
Theo anh Y Minh Niê ở thị trấn Ea Pốk (huyện Cư M’gar), gia đình có gần 2 ha cà phê cần phải trồng tái canh thì cách làm này đối với người nông dân là không thích hợp, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số lại càng khó khăn.Anh Y Minh Niê cho rằng bà con cần có một số tiền lớn để chủ động kế hoạch đầu tư lâu dài, chứ chia làm nhiều khoản, tổ chức nghiệm thu, giải ngân hàng năm qua nhiều khâu giấy tờ thì đồng bào không hiểu, không biết nên đi vay bên ngoài nhanh gọn hơn để đầu tư trồng tái canh cà phê.
Mặt khác, nhiều nông hộ không có “sổ đỏ” để thế chấp hoặc có nhưng đã thế chấp ở ngân hàng khác để vay vốn trước đó nên không còn tài sản bảo đảm thế chấp vay vốn tái canh cà phê. Giá trị tài sản của nông dân được thẩm định cho vay thấp hơn giá thị trường và ngân hàng thương mại nên cũng không thu hút được các nông hộ vay vốn để đầu tư tái canh cà phê.Gia đình anh Hoàng Văn Long, ở xã Ea Kiết (huyện Cư M’gar) than thở, gia đình có 2 ha cà phê theo giá thị khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng khi thẩm định cho vay vốn chỉ được khoảng 50 triệu đồng, nên gia đình đành chấp nhận để vườn cà phê già cỗi thu đươc đến đâu hay đến đó…
Từ những bất cập trên, Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng như các tỉnh Tây Nguyên kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nâng mức cho vay tối đa tăng lên 200 triệu đồng/ha đối với phương pháp trồng tái canh (tăng 50 triệu đồng) và 100 triệu đồng/ha đối với phương pháp ghép cải tạo cho cà phê (tăng 20 triệu đồng so với mức cho vay trước đây), nâng thời hạn cho vay từ 8 lên 10 năm đối với phương pháp trồng tái canh và 6 năm đối với phương pháp ghép cải tạo.Giải ngân trọn gói một lần trong toàn bộ thời gian vay theo phương án tái canh đã được phê duyệt, được vay tín chấp thông qua các tổ chức như hợp tác xã, Hội Nông dân, xem xét hạ mức lãi suất vay xuống thấp hơn, thủ tục vay vốn cần đơn giản hơn. Các tỉnh vùng Tây Nguyên cũng kiến nghị lúc thẩm định giá trị vườn cây khi cho vay cao hơn hoặc ngang bằng với các Ngân hàng thương mại, đồng thời, có chính sách cho vay đối với nông dân cần tái canh theo hình thức ‘cuốn chiếu”...
Cũng theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, nguồn vốn đầu tư tín dụng cho mục đích trồng tái canh cây cà phê ở Tây Nguyên hiện nay, Ngân hàng cho vay 150 triệu đồng/ha, thời hạn vay 8 năm (4 năm đầu ân hạn trả nợ gốc và lãi) và cho vay 80 triệu đồng/ha, thời hạn vay 4 năm (2 năm đầu ân hạn trả nợ gốc và lãi) đối với phương pháp ghép cải tạo cà phê. Lãi suất cho vay trong thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi là 6,5%/năm, lãi suất cho vay sau thời gian ân hạn trả nợ gốc./.- Từ khóa :
- cà phê
- tái canh cây cà phê
- tín dụng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cà phê Việt nhắm đến thị trường châu Á qua "cửa ngõ" Singapore
19:32' - 03/03/2016
Ngoài các thị trường truyền thống là châu Âu và Mỹ, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đang có xu hướng mở rộng xuất khẩu sang các thị trường gần trong khu vực châu Á, thông qua "cửa ngõ" Singapore.
-
Ngân hàng
Công bố lãi suất cho vay tái canh cà phê năm 2016
20:55' - 30/12/2015
Mức lãi suất cho vay đối với dư nợ các khoản cho vay trong thời gian ân hạn trả nợ gốc và lãi của ngân hàng đối với khách hàng là 6,5%/năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà nước sẽ nắm giữ 51% cổ phần TCT Cà phê Việt Nam
08:25' - 11/12/2015
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông nghiệp và tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2015-2017.
-
Hàng hoá
Cà phê Việt Nam: “Một mình một chợ” nhưng giá vẫn giảm
19:26' - 10/12/2015
Trên thị trường cà phê thế giới hiện nay, Việt Nam gần như “một mình một chợ” thế nhưng giá cà phê Việt Nam không những không tăng mà còn giảm.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc rút bớt đầu tư nước ngoài, FDI bất động sản lao dốc
07:26' - 29/06/2025
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đạt tổng cộng 15,13 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hải quan dừng tiếp nhận tờ khai từ 22 giờ ngày 30/6 đến 5 giờ ngày 1/7
21:55' - 28/06/2025
Để chuẩn bị triển khai hệ thống mới, Cục Hải quan sẽ tạm dừng tiếp nhận khai hải quan trong thời gian nói trên.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed: Các ngân hàng lớn của Mỹ đủ sức trụ vững trước suy thoái
16:19' - 28/06/2025
Theo Fed, các ngân hàng đã vượt qua bài sát hạch với mức độ vốn vững chắc, kể cả khi chịu thiệt hại giả định lên tới hơn 550 tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU tăng cường vùng đệm tài chính cho các ngân hàng nhỏ
07:45' - 28/06/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được đồng thuận về quy định nhằm hỗ trợ các ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm liên kết lĩnh vực ngân hàng của các quốc gia thành viên.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB có thể sẽ tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất
21:46' - 27/06/2025
Lạm phát tại Pháp và Tây Ban Nha tăng nhẹ trong tháng 6/2025, làm dấy lên đồn đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể tạm dừng chu kỳ cắt giảm lãi suất.