Chống buôn lậu gia súc, gia cầm không chỉ ở biên giới
Chiều 17/10, tại Hội nghị “Ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm và giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Các phóng sự điều tra của các cơ quan báo chí chỉ là một số điểm ở một số tỉnh thành. Tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm là rất lớn, ảnh hưởng đến an toàn dịch bệnh, phát triển đàn vật nuôi và cả xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, văn bản quy phạm pháp luật đã đầy đủ. Điều quan trọng hiện nay là thực hiện đúng Công điện số 426/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam. Không chỉ ở khu vực biên giới, cả trong nội địa, các bộ, ngành, địa phương cần có sự phối hợp để cùng ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật.
Theo Cục Thú y, thời điểm này, người chăn nuôi gia cầm trong nước đang tăng đàn để chuẩn bị cung ứng sản phẩm gia cầm vào dịp cuối năm. Do vậy, nhu cầu về con giống tăng cao. Nắm bắt được thực tế đó, các đối tượng buôn lậu tìm mọi cách nhập lậu gia cầm giống để tiêu thụ, khiến tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm và các sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam càng trở nên phổ biến. Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, mặc dù Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên, liên tục ban hành nhiều văn bản, tổ chức các Đoàn công tác, các hội nghị quán triệt nhưng việc triển khai của các địa phương còn rất nhiều hạn chế. Tình hình buôn bán, vận chuyển, nhập lậu 9 tháng năm 2023 có chiều hướng gia tăng rất mạnh. Một số tỉnh trọng điểm đã phát hiện số lượng lớn vụ buôn bán, vận chuyển, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật lậu như: tỉnh Lạng Sơn phát hiện 31 vụ, Quảng Ninh 41 vụ, Cao Bằng 59 vụ, Long An 5 vụ… Số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) cho thấy, ước tính lượng gà sống nhập tiểu ngạch, nhập lậu qua biên giới lên tới 200.000 - 250.000 tấn/năm. VIPA cũng cho biết, mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta. Tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới các tỉnh miền Trung và miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, nhất là tại các địa bàn biên giới với Lào, Campuchia. Điều này làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như: bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục... dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, phòng, chống dịch và sức khỏe người dân. Theo Cục Thú y, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu không được đánh giá nguy cơ dịch bệnh trước khi nhập khẩu, không được lấy mẫu xét nghiệm sạch bệnh và không tuân thủ các quy định về kiểm dịch nhập khẩu, dẫn đến nguy cơ các bệnh động vật mới xâm nhập vào trong nước; các biến chủng virus ngoại nhập vào nước ta.Do đó, gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh động vật nguy hiểm do chưa có vaccine hay các biện pháp phòng bệnh cho các bệnh/chủng virus ngoại lai, gây thiệt hại về kinh tế cho chăn nuôi trong nước. Đồng thời, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người là rất cao.
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, việc nhập lậu con giống gia cầm không phải do trong nước thiếu nguồn cung, chất lượng con giống thấp hay giá cao mà do các nước dư thừa nguồn cung. Số lượng, chất lượng con giống gia súc, gia cầm Việt Nam hoàn toàn cạnh tranh được với các nước. Chẳng hạn như gà chíp, do nhu cầu nuôi gà mái, nên giá gà trống giống rất rẻ. Khi các nước dư thừa loại này sẽ bán rẻ. Hay gà loại thải sau khi đẻ trứng cũng có giá rất rẻ. Ông Vũ Anh Tuấn hi vọng, với sự chỉ đạo mạnh mẽ của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và sự vào cuộc tích cực của các tỉnh có đường biên tích cực hơn nữa trong kiểm soát chặt chẽ sản phẩm chăn nuôi nhập lậu sẽ tạo niềm tin cho người chăn nuôi, giúp người chăn nuôi hiệu quả, góp phần đưa ngành chăn nuôi trong nước phát triển bền vững.Cục Thú y đề nghị các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm hơn nữa, chỉ đạo triển khai, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam. Theo Cục Thú y, 9 tháng năm 2023, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi tiếp tục được kiểm soát tốt như: bệnh cúm gia cầm có số ổ dịch giảm 50% so với cùng kỳ năm 2022; gia cầm chết, tiêu hủy giảm gần 58%; dịch tả lợn châu Phi có số ổ dịch giảm gần 66% và số lợn bị chết, tiêu hủy giảm trên 72%; bệnh viêm da nổi cục có số ổ dịch giảm trên 61%.../.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Campuchia ghi nhận thêm trường hợp tử vong do cúm gia cầm H5N1
10:01' - 10/10/2023
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Campuchia vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do virus cúm gia cầm A/H5N1.
-
Kinh tế và pháp luật
Lạng Sơn liên tiếp thu giữ số lượng lớn gia cầm giống nhập lậu
14:08' - 05/10/2023
Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với cơ quan chức năng địa phương liên tiếp thu giữ số lượng lớn gia cầm giống nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
-
Kinh tế & Xã hội
Lào Cai tăng quản lý về xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung
18:00' - 03/10/2023
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo UBND các huyện Bắc Hà, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát khẩn trương lựa chọn, bố trí địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.