Chống khô hạn, không để người dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước
Tình trạng khô hạn, thiếu nước đang diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, từ tháng 4 -7, tình hình nắng nóng, khô hạn có khả năng xảy ra tại nhiều khu vưc, đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu...) và các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.
Ngoài ra, thời kỳ giữa và cuối tháng 4 trở đi, nắng nóng có xu hướng hoạt động mạnh dần ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, đề phòng có nắng nóng gay gắt. Nắng nóng tiếp tục xuất hiện diện rộng tại khu vực miền Đông Nam Bộ và có xu hướng gia tăng ở khu vực Tây Nguyên và miền Tây Nam Bộ; đồng thời, nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ từ nửa cuối tháng 4.*Khô hạn ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất người dân
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2025, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ có nắng nóng đầu mùa. Mực nước trên các sông dao động theo xu thế xuống thấp dần và phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm, có khả năng xuất hiện mực nước nhỏ nhất năm tại một số trạm. Trong trường hợp nắng nóng kéo dài trên diện rộng, các hồ, đập tích không đủ nước so với thiết kế, mực nước sông xuống thấp sẽ khiến diện tích 13.300 - 17.200 ha đất có nguy cơ bị thiếu nước, hạn hán; trong đó diện tích có khả năng xảy ra hạn ảnh hưởng đến năng suất cây trồng từ 7.900 - 8.700 ha. Những khu vực chịu tác động nhiều nhất bao gồm vùng cấp nước từ các hồ, đập, công trình thủy lợi (5.400 - 6.200ha) và vùng cấp nước từ các trạm bơm điện (2.500 ha).Bên cạnh đó, tại Thanh Hóa, khoảng 1.400ha vùng ven biển bị ảnh hưởng thủy triều có khả năng bị thiếu nước, xâm nhập mặn. Khi nắng nóng kéo dài, mực nước sông xuống thấp, độ mặn 1‰ vùng cửa sông, ven biển duy trì ở mức cao và lấn sâu vào nội địa từ 18-24 km gây khó khăn cho việc cấp nước phục vụ sản xuất. Thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, từ giữa tháng 12/2024 đến tháng 4/2025, mực nước và lượng dòng chảy trên các sông, suối có dao động theo xu thế giảm dần; lượng dòng chảy trên các sông duy trì ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15 - 20%. Cá biệt, sông Đăk Bla có mức nước và dòng chảy thấp hơn khoảng 60% so với những năm trước. Đài cảnh báo, tháng 4, khô hạn, thiếu nước có nguy cơ cao xảy ra, đặc biệt là các khu vực không chủ động được nguồn nước tưới thuộc thành phố Kon Tum và các huyện Sa Thầy, Ia H’Drai, Đăk Hà, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Kon Rẫy, phía Nam huyện Đăk Glei. Thiếu nước gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước sinh hoạt của người dân, nhất là ở các vùng chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung.Theo UBND tỉnh Phú Yên, dự báo từ tháng 4 - 8, nắng nóng bắt đầu xảy ra cục bộ tại vùng núi phía Tây của tỉnh. Mùa khô năm 2025, lượng mưa tại các trạm tại tỉnh tiếp tục giảm, có khả năng thấp hơn từ 10 - 25% so với trung bình nhiều năm. Do vậy, dự báo ở khu vực vùng núi và ven biển trong tỉnh sẽ xảy ra hạn hán. Cùng với đó, vụ Đông Xuân 2024 - 2025, toàn tỉnh gieo sạ 26.600 ha lúa; vụ Hè Thu 2025 dự kiến gieo sạ 24.500 ha lúa. Nếu tình hình nắng nóng kéo dài trên diện rộng từ tháng 5 - 8, dự kiến toàn tỉnh có khoảng 6.456 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không được bổ sung nguồn nước ngọt từ các sông lớn đầu nguồn, đời sống, sản xuất của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm và nước mưa nên chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng khi hạn hán. Hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang xảy ra ở Cà Mau dẫn đến khó khăn về nước sinh hoạt, đặc biệt là ở các khu vực vùng ngọt thuộc các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và thành phố Cà Mau, các khu vực ven biển, đảo và hải đảo, vùng nông thôn. Mùa khô năm nay, tình hình xâm nhập mặn ở Cà Mau sẽ diễn biến càng gay gắt hơn, nghiêm trọng hơn dưới sự tác động tiêu cực của biến đối khí hậu so những mùa khô năm trước, đơn cử như xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, toàn xã hiện có trên 600 hộ thiếu nước sạch sinh hoạt. Người dân địa phương phải đổi nước để sử dụng với giá nước cao, bình quân từ 40.000 – 45.000 đồng/m3.Theo kịch bản của nguồn nước trên các lưu vực sông được Bộ Tài Nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) công bố từ đầu năm 2025 cho thấy, trong mùa cạn năm 2025, từng lưu vực sông phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn như lưu vực sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, trên một số tiểu lưu vực (tiểu lưu vực sông Bắc Giang và tiểu vùng Mo pia thuộc tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng). Nguyên nhân chính là do thiếu hụt lượng mưa, lượng dòng chảy, năng lực lấy nước của các công trình và số lượng các công trình khai thác, công trình thủy lợi còn thiếu, chưa đồng bộ.
Đối với lưu vực sông Mã, một số khu vực thuộc các địa phương như Điện Biên, Sơn la, Hòa Bình, Thanh Hóa vẫn còn khả năng thiếu nước cục bộ. Nguyên nhân chính là do thiếu các công trình khai thác, tích trữ nước, hệ thống công trình thủy lợi.Tại lưu vực sông Hương, một số khu vực xảy ra thiếu nước cục bộ (đặc biệt vào tháng 5-6) do năng lực lấy nước và số lượng các công trình khai thác nước còn thiếu, chưa đồng bộ, thiếu nguồn cấp nước (khu vực đồng bằng ven biển ngoài đầm Cầu Hai và Phá Tam Giang).Các tháng cao điểm về sử dụng nước cho nông nghiệp và thủy điện (tháng 6-7), nguồn nước ở 3 hồ chứa Tả Trạch, Bình Điền và Hương Điền vẫn có nguy cơ không đáp ứng đủ lượng nước cho các nhu cầu dùng nước nên vẫn có nguy cơ hạn hán, thiếu nước vào các tháng cuối mùa cạn. Tương tự, đối với sông Đồng Nai về tổng thể nguồn nước trên lưu vực đảm bảo đủ cho các nhu cầu sinh hoạt, an sinh xã hội; đảm bảo đầy đủ lượng nước cho các ngành kinh tế, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nguồn nước trên một số tiểu lưu vực sông Đồng Nai và lưu vực sông Bé vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tình trạng thiếu nước nếu không khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.Một số khu vực ở Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Thuận vẫn có khả năng xảy ra thiếu nước cục bộ ở các tiểu vùng do năng lực lấy nước và số lượng các công trình khai thác, hệ thống công trình thủy lợi còn thiếu.Riêng lưu vực sông Srepok, đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước lưu ý nếu nhu cầu nước phục vụ phát điện tăng cao như năm 2022, hoặc các nhà máy điện trên lưu vực được điều động phát điện với sản lượng lớn, thiếu hụt các nguồn điện khác vào các tháng có nguy cơ xảy ra nắng nóng kéo dài (từ tháng 4-6), kết hợp với việc phải đảm bảo yêu cầu xả dòng chảy về hạ du theo quy định vận hành liên hồ chứa thì nguồn nước tích trữ tại các hồ có nguy cơ bị thiếu hụt, không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát điện, xả dòng chảy tối thiểu về hạ du.Ngoài ra, diện diện tích được tưới bởi các hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực chỉ chiếm khoảng 20% tổng diện tích cần tưới. Như vậy, phần lớn diện tích còn lại chưa chủ động được nguồn nước mà phải dựa vào nguồn nước mưa, nước ngầm và sông suối tự nhiên dẫn đến một số khu vực sẽ có nguy cơ thiếu nước cục bộ khi xảy ra nắng nóng và không có mưa.*Ứng phó hiệu quảGiám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Huy cho biết, hiện nguồn nước tại 86 hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tích trữ đầy nước theo dung tích thiết kế, qua tính toán, nguồn nước trong các hồ chứa cơ bản đảm bảo phục vụ tưới vụ Đông Xuân năm 2024 – 2025. Tại các đập dâng và hồ chứa nhỏ nguồn nước vẫn ổn định. Tuy nhiên, tại một số công trình có lưu vực nhỏ trên địa bàn huyện Đăk Hà, Đăk Tô, Sa Thầy và thành phố Kon Tum trong điều kiện xảy ra thời tiết nắng nóng kéo dài có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước về cuối vụ.Đối với tỉnh Phú Yên, nhận định tình hình thời tiết nắng nóng cục bộ xảy ra sớm, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm, Phú Yên đã triển khai phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước năm 2025 trên địa bàn với những giải pháp quyết liệt.Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Lê Tấn Hổ yêu cầu cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước cho từng vùng. Với những vùng không đảm bảo nguồn nước, các địa phương hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp và thực hiện chế độ tưới nước tiết kiệm. Lãnh đạo tỉnh Phú Yên cũng đề nghị các đơn vị quản lý công trình thủy lợi chủ động triển khai sửa chữa, tu bổ, nạo vét công trình, kênh mương, kênh dẫn, cống lấy nước, bể hút… đảm bảo thông suốt nguồn nước trên toàn hệ thống; đồng thời tiến hành sửa chữa máy bơm nước và các thiết khác để không xảy ra sự cố trong thời gian chống hạn. Ngoài ra, các đơn vị cần tăng cường khả năng lượng nước dự trữ từ các ao, hồ, sông, suối… để bổ sung vào trạm bơm dã chiến khi cần thiết.Để đảm bảo nguồn nước sản xuất, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thủy nông Đồng Cam (đơn vị quản lý hệ thống thủy nông Đồng Cam) đã xây dựng phương án vận hành các trạm bơm chống hạn như Đồng Bò, Hòa Mỹ Đông; lắp đặt các trạm bơm điện dã chiến Hòa Đồng, Diều Gà, Phú Thọ, Đồng Cờ… để bơm nước bổ sung vào hệ thống Kênh Nam. Đối với hệ thống Kênh Bắc, Công ty cũng chuẩn bị phương án lắp đặt một số trạm bơm điện dã chiến để bổ sung nguồn nước khi hạn hán xảy ra. Các đơn vị vận hành hệ thống thủy nông gồm Tam Giang, Phú Xuân có kế hoạch tổ chức lắp đặt trạm bơm điện dã chiến để bơm nước từ mực nước chết của các hồ đổ vào kênh; đồng thời sử dụng các máy bơm dầu đặt lưu động tại các vị trí có nguồn nước để bơm chống hạn ở những vùng cao, xa, bị hạn cục bộ.UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các địa phương chủ động lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để xây dựng công trình cấp nước ở những khu vực khó khăn về nguồn nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện, việc khoan và đào giếng ở khu vực hạn hán gặp khó khăn khi giá thành đầu tư lớn, nguồn nước ngầm ít nên các địa phương đề xuất sử dụng phương tiện chở nước sạch cung cấp cho người dân. Tổng kinh phí phục vụ công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn trong sản xuất năm 2025 của các địa phương, đơn vị gần 20 tỷ đồng. Tổng kinh phí phòng, chống thiếu nước sinh hoạt hơn 17 tỷ đồng.Đối với tỉnh Cà Mau, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đề nghị, các sở, ngành, địa phương tăng cường các giải pháp ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là tiếp tục theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn, kịp thời thông tin đến chính quyền địa phương, người dân, tổ chức liên quan để chủ động thực hiện giải pháp ứng phó; đồng thời báo cáo tình hình ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn và kiến nghị, đề xuất những vấn đề phát sinh về các bộ, ngành có liên quan. Mục tiêu đề ra là tất cả các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô chủ động mua sắm hoặc được hỗ trợ dụng cụ chứa nước và có kế hoạch trữ nước đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu trong mùa khô. 100% người dân được hướng dẫn phương pháp sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ sản xuất, chăm sóc sức khoẻ bản thân và không để xảy ra thiệt hại về sản xuất do người dân không tuân thủ hướng dẫn, khuyến cáo về lịch thời vụ, giống cây trồng, vật nuôi.Để chủ động ứng phó với chống hạn hán, thiếu nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 128/CĐ-TTg, ngày 8/12/2024 trong đó yêu cầu bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo rà soát, đánh giá khả năng nguồn nước, xây dựng phương án sử dụng nguồn nước phù hợp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là bảo đảm nước sinh hoạt của nhân dân trong các tháng cao điểm nắng nóng, hạn hán.Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, thủy văn, nguồn nước, kịp thời cung cấp thông tin về tình hình, dự báo ngắn hạn, dài hạn về thủy văn, nguồn nước, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung, Tây Nguyên để các cơ quan chức năng, địa phương và người dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, không để xảy ra bị động, bất ngờ. Chỉ đạo, hướng dẫn việc vận hành điều tiết các hồ chứa nước để chủ động dự trữ nước phục vụ sinh hoạt, phát điện, sản xuất nông nghiệp, nhất là trong các tháng cao điểm nắng nóng. Tổ chức thu thập thông tin về tình hình nguồn nước, vận hành điều tiết của các hồ chứa thủy điện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, khai thác sử dụng nước của các nước ở thượng nguồn các sông xuyên biên giới để phục vụ công tác dự báo nguồn nước về Đồng bằng sông Cửu Long và một số hồ chứa lớn trên cả nước.Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ((nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) thực hiện nhiệm vụ tổ chức theo dõi, chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước phù hợp với thực tế tại từng thời điểm, từng khu vực; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương điều chỉnh thời vụ, tổ chức sản xuất phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Bộ Công Thương và UBND cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo vận hành linh hoạt, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các hệ thống thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, tối ưu nguồn tài nguyên nước, vừa bảo đảm nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, vừa bảo đảm nước cho phát điện, nhất là thời kỳ xảy ra nắng nóng cao điểm.Bộ Công Thương chỉ đạo đảm bảo điiện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, khai thác tối đa hiệu quả nguồn điện từ các nhà máy thủy điện phù hợp với kế hoạch điều tiết nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức theo dõi diễn biến thời tiết, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn; xác định mức độ ảnh hưởng đến từng địa bàn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, trong đó hướng dẫn người dân chủ động dự trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân, các cơ sở y tế, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác. kiên quyết không để người dân thiếu nước sinh hoạt.Các bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ địa phương ứng phó, khắc phục hạn hán, thiếu nước, bảo đảm đời sông người dân.
- Từ khóa :
- Hạn hán
- thiếu nước
- nắng nóng
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hạn hán và xâm nhập mặn vùng ngọt Cà Mau diễn biến phức tạp
21:25' - 24/03/2025
Hạn hán cùng với xâm nhập mặn ở vùng ngọt ngày càng lấn sâu nội đồng được dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
-
Kinh tế & Xã hội
Tây Nguyên sắp bước vào cao điểm hạn hán
17:21' - 18/03/2025
Khu vực Tây Nguyên hiện đang bước vào giai đoạn cao điểm của mùa khô 2024-2025, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước cục bộ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Xu thế thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Ba miền ngày nắng, Nam Bộ nắng nóng diện rộng
19:22'
Đợt nắng nóng này tại Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 23/4, trong khi Nam Bộ nhiều khả năng tiếp tục duy trì nắng nóng trong nhiều ngày tiếp theo.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết ngày mai 16/4: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh
17:22'
Dự báo thời tiết ngày mai 16/4 khu vực Tây Nguyên, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Cảnh báo nắng nóng ở khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ
15:49'
Đợt nắng nóng có khả năng kéo dài nhiều ngày tới tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Theo dõi sát triều cường đảm bảo các hoạt động hàng hải, đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân
10:44'
Ven biển Nam Bộ kỳ triều cao và có xu hướng giảm nhẹ dần về cuối kỳ: Thuỷ triều tại Vũng Tàu có mực nước lớn từ 3,44–3,73 m (thời gian xuất hiện từ 3 giờ 09 phút - 15 giờ 29 phút hàng ngày).
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng
07:47'
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/4, nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông. Riêng Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng với nền nhiệt có nói trên 35 độ C.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết đêm 14/4: Nhiều khu vực có mưa dông
17:34' - 14/04/2025
Bnews. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 14/4, nhiều khu vực có mưa dông.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Kon Tum và Lâm Đồng
16:01' - 14/04/2025
Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết ngày 14/4: Bắc Bộ rét vào sáng và đêm
07:34' - 14/04/2025
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/4, nhiều khu vực vó mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Không khí lạnh suy yếu, nguy cơ dông lốc và mưa đá tăng cao ở nhiều khu vực
20:18' - 13/04/2025
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong từ nay đến cuối tháng 4, nhiều hình thái thời tiết diễn biến phức tạp.