Chống thực phẩm bẩn: Bất cập từ quản lý và giải pháp cho doanh nghiệp
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Cuộc chiến chống thực phẩm bẩn: Bất cập từ quản lý và giải pháp cho doanh nghiệp” do Báo Diễn đàn doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) tổ chức chiều 18/1, các chuyên gia, đại diện nhà quản lý, các hiệp hội và doanh nghiệp đã chỉ ra rằng: tình trạng sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ; công nghệ chế biến lạc hậu; việc thu hồi xử lý thực phẩm chưa nghiêm; môi trường sản xuất chưa an toàn; quy hoạch vùng sản xuất chưa gắn với thị trường tiêu thụ; chế tài xử lý vi phạm chưa mạnh mẽ; việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa tốt... chính là những nguyên nhân dẫn tới việc đấu tranh chống thực phẩm bẩn đang ngày càng khó khăn.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), việc đấu tranh với các hành vi gian dối, sai phạm nghiêm trọng an toàn thực phẩm còn nhiều gian nan là bởi các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn hoạt động ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Trong khi đó, việc quản lý, thanh kiểm tra và phòng chống thực phẩm bẩn của các cơ quan hữu quan còn chồng chéo, bất cập, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, người dân chưa kiên quyết với việc phòng chống vi phạm an toàn thực phẩm, khiến vấn nạn thực phẩm bẩn có xu hướng gia tăng. Đây là vấn nạn mà toàn xã hội quan tâm, nhất là khi, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội năm 2018 đã cận kề. Các đối tượng buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng nhái thường đưa các sản phẩm kém chất lượng ra thị trường, lợi dụng thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao. Quốc hội đã có chương trình giám sát về an toàn thực phẩm và coi đây là 1 trong 10 sự kiện nổi bật trong năm 2017. Bộ Luật Hình sự đã sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến việc hình sự hóa nhiều hành vi vi phạm an toàn thực phẩm. Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã thành lập 6 đoàn liên ngành để thanh kiểm tra tại 12 địa phương…. Song thực trạng này vẫn tồn tại một cách nhức nhối. Phản ánh thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay, theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), qua kiểm tra cho thấy, nếu vẫn còn những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thì việc không an toàn thực phẩm vẫn còn tiếp tục xảy ra. Một số địa phương đã làm được bước đầu về ngăn chặn ô nhiễm môi trường nhưng đảm bảo an toàn thực phẩm thì chưa.Đối với vấn đề an toàn thực phẩm, nến không có sự vào cuộc của các địa phương và ý thức thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm của bản thân người sản xuất kinh doanh thực phẩm thì sẽ không thể nào giám sát được.
Bà Nga cho biết thêm, ngay như việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi thực phẩm bẩn cũng chưa nghiêm. Ngay từ đầu, cần phải có hệ thống kiểm soát thì mới truy xuất và thu hồi được. Do đó, rất cần những sáng kiến, giải pháp từ phía các hiệp hội và doanh nghiệp để làm sao có hướng đi đúng cho vấn đề này. Bày tỏ sự đồng tình, ông Trần Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam cho rằng, nguồn gốc của thực phẩm bẩn chính là ở các cơ sở nhỏ lẻ và được bán ở các chợ, dẫn đến việc quản lý rất khó khăn. Nhà nước đã và đang có chủ trương làm thế nào để hoạt động sản xuất nhỏ lẻ được tăng quy mô lớn hơn và nâng tầm quản lý tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn chi phối việc quản lý an toàn thực phẩm. Đại diện các đơn vị phân phối, bà Nguyễn Thùy Dương, Tổng Giám đốc Siêu thị SEIKA Mart cho biết, vấn đề niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm, thực phẩm sạch vẫn chưa có, cho dù sản phẩm ấy có đạt chứng nhận và tiêu chuẩn sạch hay an toàn.Cũng có nhiều nhà cung cấp thực phẩm sạch, đạt chất lượng thực sự; nhiều đơn vị khởi nghiệp đã vất vả để đưa ra sản phẩm đạt chất lượng bằng tâm huyết của họ.
Do đó, rất cần có những giải pháp hỗ trợ đối với những doanh nghiệp này để họ có thể tiếp tục sản xuất, cung cấp sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. Đây chính là giải pháp giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất thực phẩm sạch hơn; đẩy lùi thực phẩm bẩn trong cuộc chiến này. Bà Dương cũng nêu một số giải pháp mà siêu thị đang làm với tư cách là nhà phân phối chính các sản phẩm, thực phẩm sạch, đáp ứng yêu cầu của cơ quan nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, như kiểm tra giấy tờ thực tế của sản phẩm, nhà máy, cơ sở sản xuất; thậm chí là kiểm tra đột xuất,… Điều này, đôi khi khiến các nhà cung cấp cũng gặp “căng thẳng” khi muốn đưa hàng hóa vào siêu thị. Đại diện cho doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp, bà Ninh Thị Duyên, Chủ tịch Câu lạc bộ Khởi nghiệp Nông nghiệp miền Bắc cho biết, để chống được thực phẩm bẩn, cần tạo ra được môi trường đối thoại, để các nhà sản xuất, phân phối, tiêu dùng chia sẻ và tìm ra được mâu thuẫn. “Nếu không ngồi với nhau thì không thể giám sát chéo được”. Tiến tới cũng cần xây dựng được việc truy nguồn gốc sản phẩm. Đó là môi trường cần được xây dựng giúp các bên liên quan có thể thực thi được dễ dàng. Bà Bùi Bích Liên, Giám đốc Kinh doanh, Thương hiệu ORFARM cho rằng, cần chú trọng vào truyền thông để thay đổi nhận thức về sản xuất thực phẩm sạch góp phần bảo vệ sức khỏe và môi trường. Các cơ quan quản lý nhà nước cần làm tốt công tác truyền thông để hỗ trợ các doanh nghiệp thay đổi nhận thức người dân về tầm quan trọng của sản xuất và tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn. Chia sẻ về những vấn đề của doanh nghiệp, bà Liên cho biết, để sản xuất thực phẩm sạch, cái khó ở đây là đang thiếu một bộ quy chuẩn cụ thể. Nếu bộ quy chuẩn không rõ ràng sẽ là khó khăn cho doanh nghiệp khi các đoàn thanh tra khi đi kiểm tra.Có rất nhiều đoàn thanh tra của các bộ ban ngành khác nhau xuống kiểm tra doanh nghiệp, và họ có nhiều tiêu chí, cách nhìn khác nhau khi đánh giá về các doanh nghiệp. Vì thế, nếu không có bộ quy chuẩn chung sẽ xảy ra sự lẫn lộn và không có một tiêu chí đánh giá nhất quán và bản thân người tiêu dùng cũng sẽ không nắm được…/.
>>>Bộ trưởng Y tế kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Y tế kiểm tra an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán
15:48' - 18/01/2018
Ngày 18/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng Đoàn kiểm tra liên ngành đã đi kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán trên địa bàn Hà Nội.
-
Đời sống
Không có sự phối hợp liên ngành, hiệu quả thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ không cao
17:53' - 15/01/2018
Trong dịp gần Tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã thành lập 6 đoàn thanh kiểm tra với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, kiểm tra ở 12 tỉnh, thành.
-
Hàng hoá
An toàn thực phẩm: Kiểm soát sản xuất rượu thủ công - Cần mô hình quản lý mới
08:27' - 12/01/2018
Quảng Ninh là một địa phương có nhiều “đặc sản” về rượu như: rượu ba kích, rượu nếp cái hoa vàng, rượu bâu của người Dao Bằng Cả, rượu mơ của vùng non thiêng Yên Tử...
-
Đời sống
Gần 50 công nhân ở Đồng Nai nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm
18:00' - 08/01/2018
Ngày 8/1, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tiếp nhận điều trị cho gần 50 công nhân thuộc Công ty TNHH Friwo Việt Nam (Khu công nghiệp Amata, thành phố Biên Hòa) với các triệu chứng nghi bị ngộ độc thực phẩm
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
08:11'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến, năm 2024 có khoảng 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào thành phố Cảng
08:11'
Theo UBND thành phố Hải Phòng, đến nay, thành phố thu hút 1.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với số vốn 32,2 tỷ USD, chiếm 7% vốn FDI toàn quốc.