Chủ động điều tiết trong trường hợp sự cố tại Kênh đào Suez kéo dài
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải nắm tiến độ giao hàng, làm hàng tại các cảng đầu mối để có biện pháp điều tiết cần thiết trong trường hợp sự cố tại Kênh đào Suez kéo dài.
Cũng theo đại diện Cục Xuất Nhập khẩu, cùng với tình trạng khan hiếm container, giá cước tàu biển tăng cao do tác động của dịch COVID-19, sự cố tại Kênh đào Suez góp phần làm tăng thêm các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.Do đó, các vấn đề trên cho thấy vai trò thiết yếu của logistics (dịch vụ hậu cần) trong hoạt động phát triển kinh tế nói chung và phát triển thương mại nói riêng. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về chính trị, xã hội, thiên tai, dịch bệnh... chuỗi cung ứng toàn cầu có thể bị ảnh hưởng, đứt gãy bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu.
Bởi vậy, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nâng cao khả năng thích ứng để có thể chịu đựng trước những biến động khắc nghiệt của thị trường.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa và lên phương án dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp để có thể giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi có tình huống bất lợi xảy ra.
Trước đó, ngày 23/3, tàu Ever Given - một trong những tàu container lớn nhất thế giới - trên đường di chuyển từ châu Á sang châu Âu đã bị mắc cạn khi di chuyển qua Kênh đào Suez. Sự việc này khiến việc di chuyển của các con tàu khác theo cả hai hướng trên Kênh đào Suez đều bị dừng lại, gây ùn tắc tại khu vực này.
Theo đại diện Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), Kênh đào Suez dài 190km, là một trong những tuyến hàng hải đông đúc bậc nhất thế giới. Khoảng 12% thương mại toàn cầu được vận chuyển qua kênh đào này. Năm 2020, gần 19.000 lượt tàu thuyền đã đi qua Kênh đào Suez với tổng trọng tải khoảng 1,17 tỷ tấn.
Trong trường hợp việc giải phóng tàu Ever Given kéo dài, nếu các tàu đi vòng qua Mũi Hảo vọng (Nam Phi) sẽ khiến hành trình từ châu Á tới châu Âu kéo dài thêm 2 tuần, làm chi phí gia tăng đáng kể.
Thống kê từ Bộ Công Thương, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu với kim ngạch 43,7 tỷ USD, và nhập khẩu từ thị trường này 18,5 tỷ USD. Trong 2 tháng đầu năm 2021, con số xuất khẩu là 7,5 tỷ USD và nhập khẩu 3,1 tỷ USD, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18% và 12%. Châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Ngoài một khối lượng nhỏ hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không và đường sắt, về cơ bản hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với châu Âu vẫn được vận chuyển bằng đường biển, đi qua Kênh đào Suez. Do vậy, việc kênh đào bị ngừng lưu thông sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giao thương ngày càng đình trệ khi lượng hàng hóa khổng lồ mắc kẹt tại Kênh đào Suez
11:58' - 29/03/2021
Giới quan sát đang lo ngại về đình trệ giao thương tại Kênh đào Suez ngày càng gia tăng, với lượng hàng hóa khổng lồ bị mắc kẹt trên siêu tàu container Ever Given.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez: Nỗ lực giải cứu đạt thành công bước đầu
11:50' - 29/03/2021
Nỗ lực giải cứu siêu tàu Ever Given chặn ngang kênh đào Suez đã đạt được thành công bước đầu khi giúp tàu nổi lên trên mặt nước.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm sáng 29/3 khi hoạt động cứu nạn ở Kênh đào Suez tiếp tục
10:05' - 29/03/2021
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trong sáng 29/3 sau bốn phiên biến động mạnh trước đó, khi những nỗ lực giải cứu siêu tàu container khổng lồ đang mắc kẹt tại Kênh đào Suez vẫn tiếp diễn.
-
Kinh tế Thế giới
Những thiệt hại khôn lường trong vụ tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez
10:01' - 29/03/2021
Những nỗ lực giải cứu siêu tàu Ever Given đang mắc kẹt tại kênh đào Suez, tuyến vận tải quan trọng trong thông thương Á-Âu, đã bước sang ngày thứ 6 mà vẫn trì trệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Tương lai châu Á: 5 đề xuất của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh
20:01'
Ngày 26/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Quốc tế về Tương lai châu Á lần thứ 27 ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Viện Pasteur Paris
18:54'
Chiều 26/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Stewart Cole, Chủ tịch Viện Pasteur Paris đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cước vận tải
18:48'
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát từ giá cước đến việc đảm bảo an toàn giao thông trong hoạt động vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ
18:25'
Ngày 26/5/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ukraine và Đại sứ Canada trình Quốc thư
18:10'
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ukraine và Đại sứ Canada trình Quốc thư
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm việc với Phó Tổng Giám đốc WTO
17:17'
Chiều 25/5 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã tới thăm trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ, và làm việc với Phó Tổng Giám đốc WTO Trương Hướng Thần.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
16:39'
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển. Đồng thời, là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng: Xử lý dứt điểm việc di dời các khu tập thể xuống cấp
14:29'
Đến nay, toàn thành phố đã di dời 8 khu tập thể xuống cấp với 67 hộ dân, hiện còn 17 khu với 105 hộ dân chưa thực hiện giải tỏa, di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư để bước vào kỷ nguyên số vững chắc
13:59'
Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có cái nhìn đúng đắn về chuyển đổi số. Rất nhiều trong số họ đã nắm bắt được cơ hội để tăng tốc sau khi trải qua giai đoạn ứng phó và phục hồi.