Chủ tịch ECOSOC: Rất vui mừng khi được hợp tác với một quốc gia thân thiện như Việt Nam
Đó là Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) vừa thông qua chương trình nghị sự phát triển bền vững tới năm 2030. Do đó, bạn bè quốc tế đặt nhiều kỳ vọng vào những đóng góp của Việt Nam cùng 53 thành viên còn lại ECOSOC trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Việc Việt Nam lần thứ hai được tín nhiệm bầu chọn vào ECOSOC là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Liên Hợp quốc, Chủ tịch ECOSOC, Đại sứ Hàn Quốc Oh Joon nói: “Trước hết, tôi xin chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã được bầu chọn trở thành một thành viên mới của ECOSOC. Điều đặc biệt quan trọng đối với tất cả các thành viên của ECOSOC là việc có một thành viên mới như Việt Nam. Quan trọng hơn nữa là bởi chúng tôi đang ở một giai đoạn quan trọng trong bối cảnh chúng tôi mới thông qua chương trình nghị sự phát triển tới năm 2030 hồi tháng trước, và ECOSOC đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình nghị sự phát triển mới này. Chúng tôi mong muốn sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi tại ECOSOC. Với tư cách là Chủ tịch ECOSOC, tôi thực sự rất vui mừng khi được hợp tác với một quốc gia thân thiện như Việt Nam”.
Việc Việt Nam được bầu làm thành viên của ECOSOC cũng thể hiện sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam, là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong xây dựng và phát triển đất nước, ghi nhận những đóng góp của Việt Nam đối với LHQ cũng như vào việc xây dựng một thế giới tiến bộ và tốt đẹp hơn.
Ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ cho biết Việt Nam nhận thức được trách nhiệm rất lớn của mình trong vai trò mới là thành viên của ECOSOC - cơ quan đảm nhận rất nhiều phần việc trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững vừa được lãnh đạo cấp cao các nước thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh tháng 9/2015 vừa qua.
Theo Đại sứ, với tinh thần hợp tác, xây dựng, Việt Nam sẽ tích cực tham gia các hoạt động của ECOSOC, huy động sự tham gia của các lực lượng, các nguồn lực trong xã hội, đổi mới hoạt động của hệ thống phát triển của LHQ, phát huy hiệu quả của hợp tác phát triển để thực hiện thành công chương trình nghị sự phát triển bền vững và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG), đặc biệt là xoá đói nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện, bảo vệ môi trường.
Việt Nam trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế. Theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Việt Nam ngày càng được nhìn nhận là một đất nước đang phát triển năng động, tích cực hội nhập quốc tế, là bạn với tất cả các nước, đóng góp tích cực, xây dựng và có trách nhiệm vào việc bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế cả về an ninh, phát triển, quyền con người và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch ECOSOC, Đại sứ Argentina Maria Cristina Perceval nói với phóng viên TTXVN: “Trước hết tôi xin chúc mừng chính phủ và nhân dân Việt Nam vì các bạn đã có một kết quả tuyệt vời với sự ủng hộ của 182 lá phiếu để trở thành thành viên của ECOSOC.Điều đó cho thấy rằng các thành viên LHQ rất tin tưởng vào vai trò của Việt Nam trong ECOSOC, một trong những cơ quan chủ chốt của LHQ. Tôi thực sự chúc mừng vì năm nay, và cả năm tới sẽ là những năm có trách nhiệm quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà cộng đồng quốc tế đã nhất trí thông qua trong tháng trước, đồng thời giám sát việc phân bổ ngân sách cho các dự án phát triển”.
Là một trong 54 thành viên của ECOSOC, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để tham gia sâu, rộng hơn, vào việc xây dựng, định hình “luật chơi chung” của thế giới, thông qua việc đóng góp tiếng nói trách nhiệm, xây dựng của mình vào các chính sách, văn kiện, hành động của ECOSOC trong các lĩnh vực rất phong phú của đời sống kinh tế, xã hội của thế giới.
Trong nhiệm kỳ ba năm sắp tới làm thành viên ECOSOC, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp trực tiếp một cách xây dựng và trách nhiệm vào tiến trình thực thi Chương trình nghị sự phát triển bền vững tới năm 2030. Việt Nam cũng sẽ có thêm điều kiện chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt từ bạn bè quốc tế để phát triển kinh tế và xã hội ở trong nước. Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ.
Ngày 21/10/2015 tại New York (Mỹ), ĐHĐ LHQ khóa 70 đã tiến hành bỏ phiếu bầu 18 nước thành viên mới của Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018.Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao là 182 phiếu trong tổng số 187 phiếu và lần thứ hai trở thành thành viên ECOSOC. Nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam trong ECOSOC là từ năm 1998 đến năm 2000./.
TTXVN- Từ khóa :
- Việt Nam
- ECOSOC
- Liên Hợp Quốc
- trúng cử
- kinh tế
- phát triển
- bền vững
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hợp quốc
09:38' - 22/10/2015
Với số phiếu cao là 182 phiếu ủng hộ trên tổng số 187 phiếu, Việt Nam lần thứ hai trở thành thành viên ECOSOC.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.