Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin
Trong không khí chân thành và tin cậy, hai vị Nguyên thủ đã trao đổi về các phương hướng, biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nga, hợp tác phòng chống dịch COVID-19, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế hai nước cùng quan tâm.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Tổng thống Nga Putin đã chúc mừng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam nhân dịp Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 02/9); khẳng định Việt Nam trước sau như một coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga; mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, vì lợi ích chung của hai dân tộc.Về phần mình, Tổng thống Liên bang Nga Putin một lần nữa chúc mừng đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Về hợp tác Việt Nam – Liên bang Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Putin bày tỏ vui mừng trước những kết quả tích cực trong quan hệ song phương thời gian qua bất chấp tác động không thuận do đại dịch COVID-19.Nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác hậu đại dịch, hai nhà Lãnh đạo đã nhất trí có các biện pháp nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư song phương, mở rộng hợp tác và đẩy mạnh triển khai các dự án quan trọng trên các lĩnh vực mũi nhọn như năng lượng, dầu khí, cũng như quốc phòng và an ninh.
Về hợp tác phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng thành công của Liên bang Nga trong phòng chống dịch COVID-19 thời gian qua, bày tỏ cảm ơn và mong Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về vắc-xin, thuốc điều trị và vật tư y tế chống dịch, ưu tiên tiếp cận vắc-xin và đẩy nhanh chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin cho Việt Nam.Về phần mình, Tổng thống Putin đánh giá cao hợp tác giữa hai nước trong phòng chống dịch COVID-19 thời gian qua với nhiều hành động thiết thực và cụ thể, khẳng định tiếp tục hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam nhằm sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Hai nhà Lãnh đạo cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn khu vực, trong đó nhất trí giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực và trên thế giới.Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn hoan nghênh và sẵn sàng làm cầu nối để Nga mở rộng hợp tác với ASEAN và khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng cảm ơn Tổng thống Putin, Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Liên bang Nga đã quan tâm hỗ trợ bà con cộng đồng Việt Nam tại Nga thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của dịch bệnh COVID-19; đề nghị Liên bang Nga tiếp tục quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập ổn định. Nhân dịp này, Tổng thống Putin đã có lời mời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sớm thăm chính thức Liên bang Nga. Chủ tịch nước đã vui vẻ nhận lời, chúc Liên bang Nga tổ chức thành công bầu cử Đu-ma Quốc gia (Hạ viện) Quốc hội Nga, cũng như mong sớm được đón Tổng thống Putin thăm chính thức Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide
22:15' - 15/09/2021
Ngày 15/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản
14:07' - 12/09/2021
Tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đang có chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ, đồng thời giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine.
-
Kinh tế Việt Nam
Thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp khai giảng năm học mới
19:32' - 03/09/2021
Trước thềm khai giảng năm học mới 2021- 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Thư bày tỏ niềm tin và hy vọng đối với ngành Giáo dục nước nhà.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00'
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37'
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07'
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44'
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối công nghệ số giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh
16:33'
Ngày 29/11, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp – cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh”.