Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Chuẩn bị cho TPP ngay từ giờ
Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 12/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề hội nhập trong thời gian tới.
Theo Chủ tịch Quốc hội, sau khi TPP kết thúc đàm phán, dự kiến đến tháng 11 hoặc tháng 12 này có thể ký kết được. Quốc hội Việt Nam có thể phê chuẩn thông qua TPP trong tháng 3, hoặc tháng 4 và chậm nhất là đến cuối năm 2016. Mặc dù thời gian vẫn còn, song Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ.
Nhiều ý kiến của các đại biểu trong phiên họp cũng cho rằng, năm 2016, Chính phủ cần đánh giá thêm các mặt thuận lợi, thời cơ mới, thách thức mới, nhất là sự kiện kết thúc đàm phán TPP.
Đồng thời, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 phải bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) và dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta sẽ thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tiếp tục những mực tiêu đang được triển khai “ổn định kinh tế vĩ mô trên cơ sở bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuât, kinh doanh”.
Đối với vấn đề nhập siêu, theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, phải tập trung vào chính những ngành nghề mà khả năng nhập siêu lớn. Thực tế, nhiều ngành nghề như: thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu, thiết bị, phụ tùng, thuốc, rồi đến một thế mạnh rất lớn là dệt may, giày dép cũng phải nhập vật tư lớn.
“Muốn hạn chế nhập siêu phải đẩy mạnh sản xuất trong nước. Muốn đẩy mạnh sản xuất trong nước thì phải sản xuất cho được vật tư, phụ tùng, máy móc, nguyên liệu. Giảm nhập siêu đồng thời cũng cạnh tranh được, nếu không các nước sẽ lợi dụng TPP của mình xuất vào, người ta dựa vào sản xuất của mình để hưởng lợi. Trước tình hình như vậy cần phải có các giải pháp hết sức quyết liệt.”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị kế hoạch 5 năm, mục tiêu và nhiệm vụ 5 năm tới sẽ phải cố gắng ban hành Nghị quyết vào kỳ họp thứ 11. Cái yếu nhất và đáng lo nhất theo Chủ tịch Quốc hội là kinh tế vĩ mô, nhưng nhất thiết phải giữ được ổn định như chỉ tiêu đề ra.Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe và cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2015 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016. Đa số ý kiến của các đại biểu thống nhất cho rằng, kinh tế-xã hội năm 2015 trên đà phục hồi, có nhiều chuyển biến tích cực, tạo thế và lực mới để tăng trưởng cao hơn trong năm tới./.
Thành TrungTin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
10:01'
Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global vừa công bố đạt 50,8 điểm trong tháng 11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng các giá trị từ phát triển du lịch xanh đô thị
08:33'
Phát triển du lịch xanh ở đô thị không chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch, điểm đến xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa... mà còn mở rộng thêm nhiều giá trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên tăng trưởng, tạo nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới
11:47' - 01/12/2024
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối các tuyến giao thông trọng yếu để thúc đẩy liên kết vùng
11:17' - 01/12/2024
Tỉnh Hậu Giang tập trung thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, gia tăng kết nối với các tỉnh, thành phố, mở ra không gian phát triển mới.