Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự khai mạc IPU-137
Tối 14/10 (giờ địa phương), Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 137 (IPU-137) đã chính thức khai mạc tại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga, với chủ đề thảo luận chung “Thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và hòa bình thông qua đối thoại giữa các tôn giáo và sắc tộc”.
Đại hội đồng IPU-137 có sự tham dự của 160 đoàn với khoảng 2.000 đại biểu, trong đó có hơn 80 lãnh đạo Nghị viện/Quốc hội các nước thành viên IPU. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham dự sự kiện này. Trong bài biểu khai mạc, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin bày tỏ vinh dự khi IPU, Tổ chức hợp tác nghị viện quốc tế lâu đời nhất thế giới, tổ chức Đại hội đồng IPU-137 tại Liên bang Nga, với chương trình nghị sự dày đặc, thảo luận các vấn đề thời sự như bảo vệ quyền và tự do con người, đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, phát triển bền vững toàn cầu, vai trò của phụ nữ và thanh niên trong chính trị và kinh tế… Tổng thống Putin cho biết thành phố Saint Petersburg vào đầu thế kỷ trước là nơi làm việc nghị viện đầu tiên của Nga, nơi đây cũng đã hình thành nên những truyền thống của nghị viện, thực tiễn lập pháp và văn hóa nghị viện.Nhấn mạnh nghị viện với tư cách là cơ quan thể hiện ý nguyện của nhân dân, Tổng thống Nga Putin cho rằng tình hình hiện nay rất cần một nền ngoại giao nghị viện có khả năng củng cố niềm tin cậy giữa các quốc gia, giúp tìm ra những giải pháp thỏa hiệp cho các vấn đề quốc tế và khu vực...
Chúc hội nghị thành công tốt đẹp, Tổng thống Putin cho rằng vì lợi ích chung nên các nước cần tiến hành một chương trình nghị sự hòa bình, sáng tạo cân bằng, nỗ lực giảm tính đối đầu, không để xuất hiện những ý kiến chia rẽ mới, bao gồm những ý kiến về dấu hiệu sắc tộc và tôn giáo, cùng nhau đi tới một cấu trúc công bằng hơn, bền vững hơn trong quan hệ quốc tế. Tổng thống Putin tin tưởng rằng đại đa số các đại biểu quốc hội/nghị sỹ sẽ gần với cách tiếp cận này. Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới Saber Chowdhury, trong bài phát biểu khai mạc, nhấn mạnh Đại hội đồng IPU-137 diễn ra tại thành phố Saint Petersburg trong thời điểm quan trọng và có ý nghĩa trong lịch sử ngoại giao nghị viện.Bày tỏ sự trân trọng cảm ơn Hội đồng Liên bang Nga trong tổ chức Đại hội đồng IPU-137, Chủ tịch IPU đề nghị các nghị sĩ nên cố gắng tìm giải pháp cho những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, thảo luận các chương trình nghị sự mới, thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và hòa bình thông qua đối thoại giữa các tôn giáo và giữa các sắc tộc…
Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko nồng nhiệt chào đón các lãnh đạo nghị viện/quốc hội và các đại biểu đã tham dự Đại hội đồng IPU-137.
Bà Valentina Ivanovna Matviyenko cho rằng IPU là nền tảng để trao đổi quan điểm về những vấn đề cấp bách nhất trên thế giới trong bầu không khí tự do, trí tuệ, bình đẳng và tập trung vào việc phát triển các giải pháp có thể chấp nhận được đối với tất cả mọi người.
Người dân các quốc gia đang chờ đợi ở các nghị sỹ những hành động, những bước đi thực tế để giảm căng thẳng trên thế giới, giúp khôi phục hòa bình lâu dài và thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế - xã hội của tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ đề thảo luận chung tại Đại hội đồng IPU-137, Chủ tịch Valentina Ivanovna Matviyenko cũng lưu ý Đại hội đồng sẽ xem xét việc ban hành một nghị quyết về kỷ niệm 20 năm Tuyên ngôn Dân chủ toàn cầu. Điều này cho thấy vị trí quan trọng của nghị viện trong các hệ thống dân chủ hiện đại, thúc đẩy và bảo đảm các nguyên tắc dân chủ. Là tổ chức nghị viện đa phương lớn nhất toàn cầu, trong hơn 120 năm hình thành và phát triển, IPU đã cho thấy sứ mệnh của mình trong việc thúc đẩy giao lưu, hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa nghị viện các nước; tham vấn và thể hiện quan điểm về các vấn đề liên quan tới lợi ích quốc tế nhằm đề xuất hành động cho các nghị viện thành viên, qua đó đóng góp vào việc bảo vệ và thúc đẩy bảo đảm các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế; thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc hướng đến hòa bình và an ninh toàn cầu, đẩy mạnh phát triển bền vững, nâng cao vai trò phụ nữ trong chính trị và tăng cường đối thoại, giao lưu về giáo dục, khoa học và văn hóa… Trong khuôn khổ Đại hội đồng IPU-137, các đại biểu sẽ tiến hành Phiên thảo luận chung về chủ đề “Thúc đẩy đa dạng văn hóa và hòa bình thông qua đối thoại giữa các tôn giáo và sắc tộc”; thông qua các nghị quyết, báo cáo của các Ủy ban thường trực, văn bản cuối cùng của Phiên thảo luận chung; thông qua chủ đề của Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền tại Đại hội đồng IPU-139. Hội đồng Điều hành sẽ họp về báo cáo của Chủ tịch Hội đồng và Tổng thư ký; báo cáo về các hội nghị chuyên môn, chuyên đề của IPU thời gian gần đây; chiến lược của IPU giai đoạn 2017-2021; bầu Chủ tịch IPU nhiệm kỳ 2017-2021 và bầu bổ sung Ban Chấp hành.Ban Chấp hành sẽ thông qua Biên bản Phiên họp 275 tại Bangladesh tháng 4/2017; báo cáo hoạt động của Chủ tịch IPU và Tổng thư ký IPU; các vấn đề tài chính, chiến lược IPU 2017-2021, hợp tác với Liên hợp quốc, Đại hội đồng IPU-138 tại Geneva (Thụy Sỹ) vào tháng 3/2018…
Cùng với đó, các đại biểu sẽ thảo luận về các chủ đề như “Duy trì hòa bình là phương tiện để đạt được phát triển bền vững”; tình hình thực hiện Nghị quyết về chiến tranh mạng được thông qua tại Đại hội đồng IPU-132 tổ chức tại Hà Nội; thảo luận nhóm về “Vai trò của nghị viện trong việc giám sát hoạt động của lực lượng vũ trang quốc gia tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc”; “Thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là năng lượng tái tạo”; về áp dụng khoa học và nghiên cứu để đạt được những tiêu chuẩn y tế cao nhất…>>> Hội nghị chuyên đề IPU khu vực châu Á- TBD nêu bật vai trò Quốc hội trong thực hiện SDGs
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên đường tham dự IPU-137 và thăm Kazakhstan
08:24' - 14/10/2017
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu rời Hà Nội lên đường tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 137 (IPU-137).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Tổng Giám đốc UNESCO
14:03' - 25/08/2017
Sáng 25/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp PCT thứ nhất Thượng viện Vương quốc Campuchia
20:14' - 09/08/2017
Chiều 9/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Vương quốc Campuchia Nay Pena đang thăm chính thức Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết quả khả quan từ việc đạt được đàm phán thương mại với Hoa Kỳ
10:47'
Việc Việt Nam đạt được kết quả đàm phán với Hoa Kỳ là kết quả rất tốt, khả quan từ nỗ lực, sự chủ động, chuẩn bị từ rất sớm, rất xa của Chính phủ, bộ ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An thu hút FDI đạt gần 300 triệu USD trong nửa đầu năm 2025
10:17'
Thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2025, Nghệ An thu hút hơn 16.400 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó, gần 300 triệu USD đến từ khu vực FDI.