Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Nghị quyết 57-NQ/TW đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp; qua rà soát cho thấy, với hơn 100 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó có 16 nhiệm vụ đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách có thể coi là rất mới như: phát triển ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật; đầu tư, xây dựng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây; hình thành hạ tầng lưu trữ đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn xanh; xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn, hình thành ngành công nghiệp dữ liệu lớn của Việt Nam; xây dựng một số trường, trung tâm đào tạo nghiên cứu tiên tiến chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo… Trên cơ sở đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Theo đó, nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Ngày 10/1/2025, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành Kế hoạch hành động số 3260 để thực hiện Nghị quyết, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, phân công trách nhiệm rõ ràng, tiến độ cụ thể và tổ chức triển khai với tinh thần khẩn trương, quyết tâm cao nhất; quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đánh giá hiệu quả hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp thời. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức, quy trình thủ tục trong hoạt động xây dựng pháp luật. Các luật phải ngắn gọn, rõ ràng, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không luật hóa các nội dung thông tư, nghị định. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính; chuyển mạnh từ luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hòa giữa quản lý có hiệu quả với kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiên quyết từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Đối với những vấn đề cụ thể còn đang trong quá trình vận động, chưa ổn định, luật chỉ quy định khung và giao cho Chính phủ quy định chi tiết, đảm bảo sự linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt, tại Hội nghị tổng kết của Chính phủ năm 2024 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục chỉ rõ: Hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện, để mỗi nội dung chỉ quy định tại một luật duy nhất. Quản lý theo kết quả, cần loại bỏ cơ chế "xin - cho" và bao cấp; đổi mới phân bổ ngân sách dựa trên kết quả đầu ra, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cơ chế quản lý khoa học phải tạo động lực đổi mới, sáng tạo như tinh thần "khoán 10" trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, tiếp tục cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra; nghiên cứu, quy định phù hợp về cơ chế thí điểm, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; nghiên cứu quy định miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Về tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phối hợp tổ chức rà soát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhận diện đúng, đầy đủ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, rào cản để tháo gỡ, xóa bỏ; thống nhất nhận thức về nhiệm vụ “đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh”, trong đó cần tập trung đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; thể hiện rõ ràng mức độ khuyến khích, ưu đãi vượt trội; bảo đảm đồng bộ, thống nhất, ổn định, công khai, minh bạch, đơn giản, thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ. Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, qua rà soát bước đầu cho thấy, pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn còn 2 Nghị định chưa được sửa đổi hoặc thay thế, 1 Thông tư chưa được ban hành; pháp luật về chuyển đổi số cũng còn 4 Nghị định và 1 Thông tư chưa ban hành theo tiến độ. Trên cơ sở Chính phủ trình và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét thông qua các dự án luật trong 6 lĩnh vực trọng tâm. Theo đó, về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghệ số: hoàn thiện 8 luật; về đầu tư và tài chính: rà soát, hoàn thiện 12 luật; về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: rà soát, sửa đổi, hoàn thiện 11 luật. Bên cạnh đó, về doanh nghiệp, thương mại: rà soát, hoàn thiện 3 luật; về bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng, môi trường số, rà soát hoàn thiện 3 luật; về chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo: hoàn thiện cơ sở pháp lý để đẩy nhanh xây dựng, vận hành Quốc hội số, Chính phủ số, Chính quyền số. Ngoài ra, tiếp tục rà soát, xây dựng mới các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trên tinh thần đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ phối hợp tích cực với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW. Đồng thời, tổ chức phân công theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện Nghị quyết; chỉ rõ những kết quả đã làm được, việc chưa làm được, việc chưa đạt yêu cầu, giải pháp khắc phục và cá thể hóa trách nhiệm; trước mắt là khẩn trương phối hợp chuẩn bị, tích cực triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban cán sự Đảng Chính phủ, Chính phủ, các bộ, ngành chú trọng việc tổ chức đánh giá, tổng kết thi hành, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới pháp luật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiến độ theo quy định; đôn đốc việc xây dựng ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật. Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ tình hình thực tiễn, phối hợp ban hành cơ chế, chính sách theo thẩm quyền để khuyến khích, thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Bên cạnh đó, trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức giám sát việc thực hiện. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thực tiễn của đất nước đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết, nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước. Trên tinh thần đó, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động như phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương là: Thời điểm hiện nay đất nước đã có đủ thế và lực, đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc; mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW bằng những bước đi mạnh mẽ, bài bản
12:35' - 13/01/2025
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.