Chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu và cơ hội của Đông Nam Á
Để tận dụng thành công cơ hội đó, khu vực này phải có chiến lược và thận trọng trong việc khai thác trữ lượng REE hiện có.
Tầm quan trọng của REE trong các sản phẩm công nghệ cao đã biến ngành này thành trọng tâm địa chính trị. Trong bối cảnh Trung Quốc hiện cung cấp khoảng 70% sản lượng khai thác quặng đất hiếm toàn cầu và 90% sản lượng chế biến quặng đất hiếm, nhiều quốc gia đã tìm kiếm một phản ứng chiến lược để giảm sự phụ thuộc tuyệt đối vào một nguồn cung không thể thay thế.Các nước Đông Nam Á có thể đóng góp vào quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng REE hay không? Trong bối cảnh cạnh tranh đất hiếm ngày càng mạnh mẽ, các biên giới khai thác REE mới đã mở ra ở châu Phi và Nam Mỹ. Hơn nữa, một số địa điểm REE tiềm năng ở Đông Nam Á cũng đã được phát hiện và đưa vào thăm dò, khai thác.
Hiện tại, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam có sự hiện diện đáng kể trong chuỗi cung ứng REE toàn cầu. Khả năng cung ứng REE của các nước này phụ thuộc vào năng lực khai thác, quy mô và thành phần trữ lượng REE cũng như sự vận hành hệ thống – bao gồm thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn- dọc theo toàn bộ chuỗi cung ứng REE. Chuỗi cung ứng REE trải dài từ khai thác quặng REE thượng nguồn đến sản xuất đầu vào hạ nguồn cho ngành sản xuất.
REE tinh chế có thể được kết hợp vào nhiều sản phẩm công nghệ cao. Trung Quốc đã thiết lập được ưu thế về mặt kỹ thuật trong nhiều quy trình, ví dụ, sử dụng quy trình chiết xuất dung môi ở giai đoạn tách.Triển vọng của Đông Nam Á như một nguồn đa dạng hóa REE cũng sẽ phụ thuộc vào các loại REE được khai thác và xử lý. Dựa trên trọng lượng nguyên tử của chúng, REE có thể được phân loại thành hai nhóm chính - REE nặng và REE nhẹ. REE nặng, được sử dụng trong nam châm, khan hiếm hơn và do đó có giá cao hơn. Chuỗi cung ứng an toàn đặc biệt quan trọng đối với REE nặng do chúng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm công nghệ cao.Quá trình xử lý REE, bao gồm việc tách và tinh chế quặng đất hiếm, là mắt xích chính trong chuỗi cung ứng mà Trung Quốc thống trị. Với nhà máy Lynas ở Pahang, Malaysia hiện đang xử lý 12-15% REE của thế giới- chủ yếu là REE nhẹ được khai thác tại Mount Weld ở Tây Australia sau đó được vận chuyển đến cảng Kuantan. 85-87% quá trình xử lý REE còn lại diễn ra tại Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc là quốc gia duy nhất có khả năng sản xuất tất cả 17 loại REE. Hệ sinh thái đổi mới và sản xuất, cùng với các viện nghiên cứu REE, củng cố sức mạnh của quốc gia này trong công nghệ chế biến. Trung Quốc đã tích lũy được nhiều bằng sáng chế REE hơn phần còn lại của thế giới cộng lại.Chiến lược đa dạng hóa nguồn REE cũng sẽ phụ thuộc vào các thành phần hạ nguồn của chuỗi giá trị REE. Ngành công nghiệp điện và điện tử cùng ngành công nghiệp xe điện là những đối tượng chính sử dụng REE. Các ngành công nghiệp này là động lực tăng trưởng chính ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Các nước này có thể muốn tìm tòi các hướng đi trong quá trình xử lý REE vốn có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành công nghiệp trên.Thách thức chính đối với các nước Đông Nam Á là rất rõ ràng. Trong khi trữ lượng REE sẵn có sẽ cho phép họ có tiềm năng đa dạng hóa nguồn cung REE, thì vai trò của các nước này trong chuỗi cung ứng có thể chỉ giới hạn ở các hoạt động khai thác thượng nguồn. Một hệ lụy khác bắt nguồn từ những tác động có hại tiềm tàng đến môi trường của việc thu mua và xử lý REE.
Việc tinh chế REE như một đầu vào sản xuất chiến lược, mặc dù cần thiết để cả ba quốc gia phát triển năng lực xử lý chứ không chỉ dừng ở việc khai thác REE, có thể được loại bỏ dần do những tiến bộ khoa học. Một ví dụ điển hình là Toyota đã phát triển một nam châm neodymium-sắt-boron cho động cơ xe điện, loại bỏ nhu cầu về hai REE là terbi và dysprosi. Cuộc thảo luận về đa dạng hóa REE ở Đông Nam Á dường như cũng tập trung vào các hoạt động thượng nguồn. Tuy nhiên, để tiến lên phía trước, các nước này phải có kế hoạch chính sách khôn ngoan cho các khoản đầu tư mở rộng sự hiện diện của họ trên toàn bộ chuỗi cung ứng và ứng phó với sự thay đổi về công nghệ.- Từ khóa :
- đất hiếm
- trung quốc
- REE
- đông nam á
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu
12:59' - 10/04/2025
Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ động tìm thuốc giải với thuế đối ứng của Mỹ
10:56' - 06/04/2025
Ngay sau thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về loạt mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 9/4, các đối tác thương mại của Washington đã nhanh chóng vào cuộc "tìm thuốc giải" cho vấn đề nóng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc kiên quyết đáp trả biện pháp thuế quan của Mỹ
21:30' - 04/04/2025
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố thực thi các biện pháp thuế quan mới, nhiều bộ, ban ngành của Trung Quốc đã phản đối và khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Ukraine rút khỏi thỏa thuận đất hiếm có thể đối mặt rủi ro lớn
14:57' - 31/03/2025
Thỏa thuận khoáng sản đất hiếm nhằm cấp cho Mỹ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine. Trước đó, ngày 20/3, ông Trump tuyên bố thỏa thuận sẽ được ký kết "rất sớm",
-
Phân tích - Dự báo
Lý do châu Âu tăng cường chủ quyền trong khai thác đất hiếm
05:30' - 27/03/2025
Vào ngày 23/5/2024, một đạo luật châu Âu về nguyên liệu thô quan trọng đã có hiệu lực. Luật này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho các nhà công nghiệp châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30'
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30'
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.