Lý do châu Âu tăng cường chủ quyền trong khai thác đất hiếm
Ngày 25/3, Ủy ban châu Âu (EC) công bố danh sách 47 dự án được coi là chiến lược đối với các lĩnh vực công nghiệp chính của châu Âu, như ngành pin, bán dẫn, năng lượng và quốc phòng. Mục tiêu nhằm giúp Liên minh châu Âu (EU) thoát khỏi sự phụ thuộc vào bên ngoài và củng cố quyền tự chủ trong lĩnh vực này.
Giới thiệu về 47 dự án sản xuất nguyên liệu thô quan trọng này, ông Stéphane Séjourné, Ủy viên châu Âu phụ trách Chiến lược công nghiệp của EU, khẳng định: "Không có lithium, không có niken và không có graphite, không ai có thể sản xuất pin cho xe điện. Không có germanium, sẽ không có bán dẫn".
Ông nhấn mạnh rằng vào thời điểm cần thúc đẩy chủ quyền công nghiệp, châu Âu phải làm việc để đạt được sự độc lập trong lĩnh vực nguyên liệu thô cung cấp cho các nhà máy trong khu vực, vốn chưa đủ năng lực để đạt được điều đó.
Được đặt tại 13 quốc gia, các dự án công nghiệp chiến lược của EU này bao gồm toàn bộ chuỗi giá trị, từ khai thác đến tái chế và chế biến. Ông Stéphane Séjourné giải thích trong một cuộc phỏng vấn với một số cơ quan truyền thông châu Âu, trong đó có Le Figaro: "Đây là đỉnh cao của chiến lược của chúng tôi về nguyên liệu thô chiến lược. Châu Âu phải thực hiện các biện pháp để loại bỏ những mối đe dọa sinh tồn. Và rủi ro về gián đoạn nguồn cung là một trong số đó".
Những rủi ro này không ngừng trở thành hiện thực trong những năm gần đây, với cuộc khủng hoảng COVID-19 hoặc xung đột ở Ukraine.
Trung Quốc vẫn ở vị trí thống trịVào ngày 23/5/2024, một đạo luật châu Âu về nguyên liệu thô quan trọng đã có hiệu lực. Luật này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp cho các nhà công nghiệp châu Âu. "Đối với một số nguyên liệu thô, chúng ta vẫn phụ thuộc 100% vào bên ngoài trong việc khai thác hoặc chế biến", ông Stéphane Séjourné khuyến cáo và trích dẫn Trung Quốc như một vấn đề đáng lưu tâm do vị trí thống trị của họ trong một số lĩnh vực.Thực tế cho thấy, 68% đất hiếm trên thế giới được khai thác từ Trung Quốc và đặc biệt, 85% được tinh chế ở đó. Chiến lược của Trung Quốc là đầu tư tối đa vào việc tinh chế, ngay cả khi quốc gia này có ít nguyên liệu thô. Ví dụ, đối với lithium: Trung Quốc khai thác 10% lithium trên thế giới, nhưng tinh chế 56%. Và họ có vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực magiê (97%), gallium (94%), germanium (83%) hoặc graphite (40%).Nhưng Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất chiếm ưu thế đối với một số nguyên liệu thô. Khoảng 75% coban được khai thác trên thế giới đến từ Cộng hòa Dân chủ Congo. Alumina cung cấp cho các nhà máy châu Âu sản xuất nhôm, như tên gọi của nó, có nguồn gốc 62% từ Guinea. Và những diễn biến địa chiến lược trong những năm gần đây hoặc những tháng gần đây làm xuất hiện những điểm yếu mới. Palladium được sử dụng ở châu Âu có nguồn gốc 40% từ Nga và 36% từ Mỹ.40% khoáng sản sẽ được tinh chế tại châu Âu vào năm 2030Để đảm bảo chủ quyền của mình, "châu Âu đã đặt ra những mục tiêu cao vào năm 2030", Ủy viên châu Âu Stéphane Séjourné cho biết. Và những mục tiêu này được ấn định trong suốt chuỗi cung ứng.Trong lĩnh vực khai thác, ít nhất 10% lượng tiêu thụ hàng năm của các nguyên liệu này sẽ có nguồn gốc từ những quốc gia trong EU. Con số tuy nhỏ, nhưng phù hợp với những gì nằm trong lòng đất của Lục địa Già, và chắc chắn cũng là do khó khăn trong việc hoàn thành các dự án mới.
Ngược lại, tham vọng của châu Âu sẽ cao hơn nhiều trong lĩnh vực chế biến, với mục tiêu được đặt ở mức 40%. Để đạt được điều này, cần phải cải thiện đáng kể việc tái chế. Hiện nay, dưới 1% đất hiếm tiêu thụ ở châu Âu được tái chế. EC dự kiến tăng mức tái chế lên 25% tổng lượng tiêu thụ hàng năm.
Mục tiêu cuối cùng, mang tính địa chiến lược hơn, đó là đối với mỗi nguyên liệu thô chiến lược và ở mỗi giai đoạn của chuỗi giá trị, Brussels mong muốn không quá 65% lượng tiêu thụ hàng năm của EU, phụ thuộc vào một quốc gia thứ ba duy nhất.
Cũng theo ông Stéphane Séjourné, các dự án được chọn sẽ được hưởng nhiều lợi thế. Trước hết, chúng có thể sẽ mất ít thời gian hơn để đi vào hoạt động. Để đạt được điều này, Brussels dự định giảm đáng kể thời gian để có được các giấy phép pháp lý. "Hiện nay, phải mất hơn mười năm để mở một mỏ", ông ước tính. "Chúng tôi muốn giảm xuống tối đa 27 tháng đối với các mỏ và 15 tháng đối với những nhà máy tinh chế hoặc tái chế". Ngoài ra, các dự án được chọn cũng sẽ được hưởng hỗ trợ tài chính. Ông Stéphane Séjourné cho biết: "2 tỷ euro sẽ được cung cấp dưới hình thức bảo lãnh, khoản vay hoặc thậm chí là trợ cấp. Đây sẽ là giải pháp tùy chỉnh cho từng dự án".Đặc biệt, ông Stéphane Séjourné nói việc được EU chọn sẽ cho phép những dự án này dễ dàng hơn trong việc nhận được các khoản vay và hỗ trợ từ ngân hàng vì "những dự án mà chúng tôi hỗ trợ đều khả thi về mặt kinh tế và pháp lý". Tổng cộng, 47 dự án chiến lược này sẽ đại diện cho tổng đầu tư 27 tỷ euro (29,1 tỷ USD) trước khi đi vào hoạt động.
Tám trong số các dự án này được đặt tại Pháp. Hai dự án liên quan đến khai thác lithium - ở Allier (Imerys) và Alsace (Eramet), hai dự án về tái chế pin, hai dự án về tái chế và tinh chế đất hiếm và dự án cuối cùng về tinh chế graphite. Ngành pin và lithium được đặc biệt quan tâm vì có 22 dự án liên quan."Về lithium, nếu tất cả các dự án được chọn đều được thực hiện, chúng ta sẽ tự cung tự cấp cả trong khai thác và tinh chế vào năm 2030", ông Stéphane Séjourné vui mừng nói.
Chiến lược châu Âu vượt ra ngoài việc hỗ trợ 47 dự án này. Brussels sẽ xây dựng kho dự trữ chiến lược để quản lý sự gián đoạn nguồn cung. Tương tự, để hỗ trợ ngành tái chế, EU sẽ hạn chế việc xuất khẩu black mass (có nguồn gốc từ tái chế pin), kim loại phế liệu và thép phế thải sẽ bị hạn chế.Ngoài 47 dự án trọng điểm, các dự án khác cũng sẽ được chọn. Brussels đã ưu tiên những dự án có thể nhanh chóng đi vào hoạt động trong đợt đầu tiên này. Và những dự án khác, bên ngoài các quốc gia của EU, cũng sẽ được hưởng ưu đãi.
"Chúng tôi đang làm việc trên một dự án graphite ở Ukraine, điều này sẽ cho phép chúng tôi đạt được mục tiêu năm 2030 trong lĩnh vực này", ông Stéphane Séjourné thông báo.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30'
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30'
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.