Chương trình hành động của Chính phủ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 82/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chương trình nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (Chỉ thị số 30-CT/TW).6 nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Qua Chương trình, Chính phủ mong muốn tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực chất, liên tục và lâu dài từ trung ương tới địa phương và trong tất cả các ngành, các lĩnh vực; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, đưa việc đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thành trách nhiệm, động lực và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt; kiến tạo môi trường tiêu dùng an toàn, bền vững, củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào Đảng, Nhà nước và xã hội, góp phần tạo nền tảng cho một xã hội tiêu dùng hạnh phúc và thịnh vượng.
Chương trình đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp để đạt được những mục tiêu trên, trong đó có nội dung về: Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, xác định rõ vai trò, đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật; thông tin về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và đa dạng hóa phương thức truyền thông.
Bên cạnh đó, Chương trình cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN và quốc tế.
Không để lưu thông hàng hóa không bảo đảm chất lượng
Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát, hạn chế không để lưu thông trên thị trường hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng.
Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và thanh tra các sở, ngành tại địa phương trong việc thanh kiểm tra, giám sát các lĩnh vực, địa điểm kinh doanh có nhiều hoạt động kinh doanh, tiêu dùng; xác định, triệt phá các đường dây, tổ chức cá nhân sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; tăng cường đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xử lý nghiêm minh các vụ án hình sự liên quan đến các hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xây dựng hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện khung khổ pháp lý và cơ chế để đẩy mạnh việc thành lập và hoạt động của các tổ chức kiểm định, nhất là các tổ chức tư, thực hiện hoạt động phân tích, kiểm định, đánh giá về chất lượng hàng hóa, dịch vụ; tăng cường việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn để kiểm soát chặt chẽ các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường nhất là các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành chương trình, kế hoạch tổng thể về thanh tra, kiểm tra, giám sát và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương; tăng cường kiểm soát, hạn chế không để lưu thông trên thị trường những hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng, không an toàn, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; xây dựng cơ chế khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương tích cực phản ánh, thông tin kịp thời đến cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện những hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng hoặc có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng đang lưu thông trên thị trường…/.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
82% người tiêu dùng Việt quan tâm đến phương thức thanh toán bằng sinh trắc học
11:06' - 24/05/2020
Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng giảm việc sử dụng tiền mặt; thay vào đó nhu cầu thanh toán điện tử hay kỹ thuật số lại ngày càng tăng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 7 sẽ diễn ra chương trình kích cầu tiêu dùng năm 2020
19:36' - 21/05/2020
Chiều 21/5, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh công bố thông tin, Chương trình kích cầu tiêu dùng năm 2020 sẽ được tổ chức từ ngày 2 - 5/7/2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh tra 4 ngân hàng về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
17:29' - 06/05/2020
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, Cục đã tiến hành 6 cuộc thanh tra và 4 cuộc kiểm tra doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh và Astana (Kazakhstan) thúc đẩy hợp tác phát triển trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam
21:43' - 15/07/2025
Việt Nam và Kazakhstan cần tập trung xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực tài chính, mà trọng tâm là hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tại thủ đô Kazakhstan.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ ven biển
21:28' - 15/07/2025
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tuyến đường bộ ven biển đã được định hướng trong quy hoạch mạng lưới đường bộ, có tổng chiều dài 2.838 km, quy mô tối thiểu đường cấp III, IV.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn
21:06' - 15/07/2025
Từ năm 2025–2030, nhà đầu tư sẽ xây dựng thêm 7 bến thủy nội địa dọc sông Hàn cùng các công trình phụ trợ, trong phạm vi từ cầu Thuận Phước đến cầu Tiên Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ rào cản, hỗ trợ đầu tư xanh
20:33' - 15/07/2025
Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường".
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025
20:07' - 15/07/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC.
-
Kinh tế Việt Nam
Phổ điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không biến động lớn, phân hóa tốt
19:51' - 15/07/2025
Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị thông tin phổ điểm Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ công tác của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ
19:37' - 15/07/2025
Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giữ vững vai trò chủ lực hạ tầng giao thông quốc gia
19:07' - 15/07/2025
Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước: Hội nghị xúc tiến đầu tư Hải Phòng là thông điệp về khát vọng phát triển
18:40' - 15/07/2025
Chủ tịch nước hoan nghênh các nhà đầu tư đến từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ, và các nền kinh tế APEC đã chọn Hải Phòng là nơi triển khai các dự án lớn.