Chuyển biến mới trong quan hệ Nga, Đức và Áo
Nguyên nhân đầu tiên là những thay đổi diễn ra trong năm vừa qua trong mối quan hệ giữa châu Âu và Mỹ. Những thay đổi này đã trở thành nền tảng thuận lợi cho sự can trường của Nga nhằm chống đối lại sức ép từ bên ngoài và cho những thất bại không thể phủ nhận trong nỗ lực cô lập Nga trên trường quốc tế của phương Tây suốt 4 năm qua.
Định dạng mới của quan hệ Mỹ và đồng minh châu Âu không còn là định dạng bình đẳng, mà là sự tuân phục, cho dù chỉ là hình thức. Chuyến công du tới châu Âu hồi tháng Bảy vừa qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bẻ gãy ý chí đấu tranh của châu Âu. Tuy nhiên, để ông Trump đồng ý từ bỏ cuộc chiến thương mại, châu Âu đã phải hứa sẽ tăng mua khí hóa lỏng của Mỹ và nhiều mặt hàng nông sản khác.
Các quốc gia hàng đầu của châu Âu chắc chắn không muốn bị “lép vế”. Đối với Đức, điều quan trọng là phải hoàn tất được công trình xây dựng nhánh mới của tuyến đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc”. Vì điều đó, Đức sẽ thương lượng với Mỹ, sẽ nhượng bộ, song Đức sẽ không từ bỏ nhiệm vụ chiến lược của mình là thiết lập sự kiểm soát gần như độc quyền đối với việc cung cấp khí đốt Nga sang thị trường châu Âu.
Như 50 năm trước đây, họ đã từng thành công trong việc chống lại kế hoạch của Mỹ buộc Đức ngừng hợp tác năng lượng với Liên Xô. Kết quả là thỏa thuận Moskva 1970, hoàn tất thời kỳ quan hệ hậu chiến. Đức cần khí đốt, còn Liên Xô cần quan hệ yên ổn với Đức. Thực chất thì quan hệ đó tiếp diễn cho đến tận cuộc khủng hoảng quân sự-ngoại giao 2014 do liên quan đến sự kiện tại Kiev (Ukraine).
Cũng như toàn bộ châu Âu, Đức không chắc sẽ trở thành đối tác xây dựng của Nga trong vòng 10-15 năm tới. Vô số các vấn đề trong nước, ảnh hưởng của chính sách án phạt, sức ép liên tục của Mỹ - tất cả những điều đó không cho phép Đức và châu Âu thay đổi thái độ với Nga và với các dự án mà Nga ủng hộ. Thêm vào đó, việc công nhận sai lầm không phải là tính cách Đức.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giữa các nước không thể có một nền ngoại giao truyền thống bình thường. Chuyến thăm Áo của ông Putin có ý nghĩa ở khía cạnh đó. Vị trí của Áo và lợi ích của nước này trong quan hệ với Nga về nguyên tắc hoàn toàn khác với Đức. Dù Áo cũng là đối tác lớn của Nga trong lĩnh vực năng lượng và có đầu tư vào Nga. Song vai chính ở đây thuộc về chính trị và ngoại giao.
Sau khi gia nhập EU, Áo đối mặt với nguy cơ bị giảm độ nhận diện của mình trong công việc quốc tế. Đối với một cựu đế quốc châu Âu thì đây là vết thương tâm lý. Hiện giờ Áo là đất nước phát triển và giàu có, song 100 năm trước Áo còn là quốc gia đứng đầu một đế quốc đa dân tộc.
Thủ tướng trẻ Sebastian Kurs hiểu rằng một trong số ít ỏi những tài nguyên đối ngoại mà ông có là vị thế trung lập của Áo. Vị thế đó đã phần nào bị lu mờ khi nước này gia nhập EU. Ví dụ hồi năm 2014, Áo lẽ ra phải tham gia các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga, song Áo đã giữ được khả năng tiến hành một chính sách tự chủ hơn.
Áo không phải thành viên NATO và không có nghĩa vụ đoàn kết với Liên minh quân sự này. Nói cách khác Áo là đối tác lý tưởng cho cuộc chơi ngoại giao tinh tế. Và nay, Áo cho thấy họ đã sẵn sàng cuộc chơi này.
Bốn năm xung đột liên quan đến Ukraine và vị thế ngày càng cứng rắn của Mỹ đã cho một kết quả nghịch lý. Châu Âu, đặc biệt là các quốc gia đi đầu, hiểu rằng trong quan hệ với Nga không thể quay lại mô hình thập kỷ 90, và Nga nói thêm rằng – không cần phải quay lại. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khép lại trang lịch sử chung thời đó. Đồng thời trả lại cho châu Âu điều mà họ thiếu sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Đó là nền ngoại giao đa nguyên, khi các nước hiểu rằng không thể nào hòa tan thành một hệ giá trị và lợi ích duy nhất.
TTXVN
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đáp trả trừng phạt của Mỹ, Nga cân nhắc chuyển sang thanh toán đồng nội tệ
20:45' - 22/08/2018
Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga đang cân nhắc việc chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ Ruble để đáp trả các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt trừng phạt Nga với lý do gây hại trên mạng và hỗ trợ Triều Tiên
10:59' - 22/08/2018
Căng thẳng Nga-Mỹ tiếp tục leo lên một nấc thang mới sau khi Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công dân và các công ty của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga phục hồi sau nhiều năm suy giảm
13:50' - 18/08/2018
Theo số liệu của Rosstat, GDP của Nga tăng trưởng 1,8% trong quý II năm nay, tăng so với con số 1,3% được ghi nhận trong quý trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Những kỳ vọng vào cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Đức sắp tới
09:47' - 17/08/2018
Cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể đánh dấu một bước tiến xa hơn trong việc cải thiện quan hệ song phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đồng USD mạnh tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế
15:30'
Giá trị đồng USD đã tăng nhanh trong năm nay. Đây là tin vui đối với người dân Mỹ khi đi du lịch ở các nước châu Âu, song lại là tin xấu với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 430 tỷ USD mang lại thắng lợi lớn cho Tổng thống Mỹ Biden
10:18'
Thượng viện Mỹ ngày 7/8 đã thông qua một dự luật liên quan đến chống biến đổi khí hậu, hạ giá thuốc và tăng một số loại thuế doanh nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu chở hàng đầu tiên cập cảng của Ukraine trên biển Đen sau nhiều tháng
21:25' - 07/08/2022
Ngày 7/8, Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine xác nhận tàu chở hàng đầu tiên đã cập cảng Chornomorsk nước này ở biển Đen sau hơn 5 tháng gián đoạn hoạt động do ảnh hưởng của xung đột.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng nhanh trong tháng Bảy
18:23' - 07/08/2022
Trong tháng 7, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng nhanh, tạo ra sự thúc đẩy khích lệ cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi phải vật lộn để phục hồi sau ảnh hưởng do dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu gạo của Thái Lan tăng mạnh
18:07' - 07/08/2022
Theo phóng viên TTXVN, xuất khẩu gạo của Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2022 đã tăng 56,6% lên 3,5 triệu tấn, mang lại doanh thu 60,93 tỷ baht (khoảng 1,7 tỉ USD), tăng 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Tài xế châu Âu đổ về Luxembourg để tiếp nhiên liệu
15:41' - 07/08/2022
Bất chấp giá nhiên liệu toàn cầu tăng vọt, hàng nghìn xe ô tô và xe tải đã đổ về trạm tiếp nhiên liệu của tập đoàn dầu khí Royal Dutch Shell ở Berchem - miền Nam Luxembourg.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc sơ tán 1.000 người tại thủ đô Seoul do dọa đánh bom
14:19' - 07/08/2022
Ngày 7/8, khoảng 1.000 người đã phải sơ tán sau khi một thanh niên đe dọa sẽ cho nổ tung Tổ hợp thể thao Jamsil tại phía Nam thủ đô Seoul.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba tìm kiếm 17 lính cứu hỏa mất tích trong vụ cháy kho dầu
07:51' - 07/08/2022
Cuba thông báo đình chỉ các hoạt động tại cảng Matanzas để tập trung cho công tác cứu hộ cứu nạn.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Mỹ sẽ sớm rơi vào suy thoái?
19:34' - 06/08/2022
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang nỗ lực làm giảm áp lực của thị trường việc làm khan hiếm và mức lương tăng nhanh trong nỗ lực kiểm soát lạm phát đang ở mức cao nhất trong hơn 40 năm.